A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho hiệu quả cao

(TTV) - Với sự năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, cộng với niềm đam mê làm nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Chung, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao. Năm 2019, sản phẩm cam của trang trại gia đình ông đã được công nhận đạt tiêu chuẩn"Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu" (GlobalGAP) , cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Toàn bộ diện tích cây ăn quả được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ israel giúp duy trì được cấu trúc đất và chất dinh dường cho cây trồng; đồng thời, tiết kiệm được 60% lượng nước tưới…

Nuôi giun quế, chế biến cùng rỉ mật mía tạo thành nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng; sử dụng chế phẩm sinh học tự nhiên thay thế thuốc bảo vệ thực vật phun phòng trừ sâu bệnh.

Đó là những quy trình cơ bản được áp dụng chăm sóc cây ăn quả của trang trại gia đình ông Nguyễn Văn Chung nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Chung vốn có nhiều năm trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, do trồng theo phương pháp truyền thống, quy mô nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi đi tham quan các mô hình cây ăn quả công nghệ cao ở tỉnh ngoài, năm 2015, ông Chung quyết định thuê 50 ha đất của địa phương, huy động nguồn vốn anh em trong gia đình để đầu tư làm trang trại trồng 10 nghìn gốc cam đường V2 và cam lòng vàng, 14 nghìn gốc bưởi da xanh. Để có vững kỹ thuật, thời gian đầu, ông Chung thuê kỹ sư nông nghiệp về tư vấn, chuyển giao công nghệ chăm sóc cây trồng. Ông cũng dành 7000m2 đất để xây nhà nuôi giun quế chế biến làm phân hữu cơ bón cho cây.

Ông Nguyễn Văn Chung - Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa: Khó khăn lớn nhất là làm sao phải cải tạo đất cho thật tốt và ưu điểm là khi cải tạo dc đẩt, dùng vi sinh để mình ứng dụng KHCN vào nó rất đơn giản
Ông Nguyễn Văn Chung - Thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa: Khó khăn lớn nhất là làm sao phải cải tạo đất cho thật tốt và ưu điểm là khi cải tạo dc đẩt, dùng vi sinh để mình ứng dụng KHCN vào nó rất đơn giản

Theo ông Chung, để đạt được thương hiệu GlobalGAP, đòi hỏi phải có quá trình sản xuất chuyên nghiệp và bài bản, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn, thì con người làm việc tại trang trại phải được trang bị kiến thức tốt và có phương pháp làm việc khoa học. Quy trình sản xuất GlobalGAP với  240 quy định khác nhau về các chỉ số an toàn,  nên tất cả các khâu đều phải thực hiện một cách khoa học đúng như chỉ dẫn, loại bỏ hoàn toàn kiểu canh tác truyền thống trước đây.

Do xây dựng được thương hiệu nên sản phẩm của trang trại gia đình ông tiếp cận thị trường rộng rãi và được các đơn vị kinh doanh ký kết hợp đồng tiêu thụ lâu dài. Năm 2019, trang trại cho thu hoạch vụ đầu tiên với 250 tấn cam, cho doanh thu trên 4 tỷ đồng, dự kiến năm nay sản lượng cam sẽ đạt khoảng 900 tấn và bưởi da xanh 50 tấn.

Theo THNM ngày 27/3


Nguồn:https://truyenhinhthanhhoa.vn/mo-hinh-trong-cay-an-qua-theo-tieu-chuan-globalgap-cho-hieu-qua-cao-1808271411.htm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 395
Hôm qua : 894
Năm 2024 : 77.620
Năm trước : 296.797
Tổng số : 664.927