A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030

Ngày 29/12, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 1325/QĐ-UBND, Phê duyệt Đềán phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; 

Theo quyết định, mục tiêu cụ thể của Đề án cho Giai đoạn 2021 – 2025, trong năm 2021 xác định được các khu vực, diện tích đất phù hợp canh tác, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; các đối tượng sản xuất phù hợp với từng địa bàn, khu vực cụ thể; xây dựng được quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; ứng với các loại sản phẩm thế mạnh của địa phương; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ trên địa bàn các huyện, thành phố.

Mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, sản phẩm hữu cơ, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 0,5 - 1% tổng diện tích gieo trồng với một số cây trồng chủ lực, ở các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu 40% sản phẩm từ chăn nuôi tập trung, chuyên nghiệp quy mô lớn, 60% sản phẩm truyền thống, 1-2% sản phẩm hữu cơ trên tổng sản phẩm chăn nuôi.

Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: cá nước ngọt, các loài thủy sản bản địa...

Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90 - 95%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75 - 80%.

Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đạt trên 30%; tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trên tổng số sản phẩm phân bón lên 15%; hướng dẫn biện pháp phòng chống sinh vật gây hại phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

100% sản phẩm hữu cơ được chứng nhận, tiêu thụ theo hệ thống và truy xuất được nguồn gốc.

Mỗi huyện/thành phố có ít nhất 03 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận.

Đồng thời định hướng đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2 - 3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, cà phê

Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ bao gồm: sữa, thịt gia súc gia cầm

Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế:cá nước ngọt, các loài thủy sản bản địa...

Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95 - 98%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 80 - 85%.

Mỗi huyện/thành phố có ít nhất 05 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận.

Tăng tỷ lệ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học,  sản phẩm phân bón hữu cơ.

Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và địa phương có liên quan, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì thực hiện Đề án, cụ thể:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án của tỉnh các sở, ngành và địa phương khác có liên quan.

Chủ trì đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

Chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn có liên quan lựa chọn và xác định các yếu tố hoàn thiện các mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại địa phương theo danh mục đã phê duyệt; đề xuất các đơn vị có năng lực nghiên cứu, chứng nhận và liên kết chuỗi giá trị tham gia triển khai các mô hình thí điểm; xây dựng kế hoạch triển khai và từng bước nhân rộng mô hình.

Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương xây dựng và đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của các huyện/thành phố, các tổ chức và cá nhân. Xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp để xây dựng các mô hình về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được quy định trong Đề án này.

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hằng năm triển khai thực hiện Đề án (hoàn thành trước ngày 15 tháng 01 hằng năm).

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án.

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện Đề án./.

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 540
Hôm qua : 833
Năm 2024 : 71.469
Năm trước : 296.797
Tổng số : 658.776