A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ trì Phiên họp Lần thứ 8

Sáng ngày 24 tháng 4 năm 2024 tại Điểm cầu Trụ sở Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã tổ chức Phiên họp lần thứ 8 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số chủ trì Phiên họp họp trực tuyển với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số phát biểu khai mạc và chỉ đạo Phiên họp

Tại điểm cầu Trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh Kon Tum, Đồng chí Y Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh chủ trì Phiên họp cùng các Thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh và Phóng  viên Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh (dự và đưa tin). Ông Đặng Trần Huân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh tham dự Phiên họp.

 

Đồng chí Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh chủ trì Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Kon Tum

Thành viên Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, lãnh đạo các Sở, ngành và các cơ quan báo chí tham dự Phiên họp

Tại Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, đại biểu được nghe ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo kết quả chuyển đổi số đến tháng 4 năm 2024; tóm tắt Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế số Việt Nam năm 2024; các báo cáo tham luận của các 05 Bộ, ngành Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Bình Phước, Bình Dương, Hải Phòng, Bình Thuận, Đồng Tháp và VNPT Việt Nam. Trong đó, kết quả thực hiện chuyển đổi số đến tháng 4 năm 2024 đạt được nhiều kết quả quan trọng như:  cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 18 Bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và 4 doanh nghiệp; đồng bộ thành công trên 268 triệu thông tin người dân; tiếp nhận hơn 1,5 tỷ yêu cầu xác thực thông tin (tăng 213 triệu so với năm 2023). Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã kết nối với 388 hệ thống, cơ sở dữ liệu của 95 cơ quan, đơn vị tham gia kết nối. Về phát triển hạ tầng số, hiện nay có 80,2% hộ gia đình sử dụng cáp quang internet băng rộng. 100% xã kết nối internet cáp quang. Di động băng rộng 4G được phủ sóng tới 99,8% dân số với chất lượng ổn định. Về phát triển Chính phủ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp có 80,44% TTHC đủ điều kiện toàn trình được cung cấp trực tuyến; 47,79% TTHC đủ điều kiện toàn trình được cung cấp toàn trình. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC mới chỉ đạt khoảng 38,3%. Về phát triển kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2021, 2022 lần lượt là 11,91%, 14,26%. Tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2023 ước đạt 16,5% với tốc độ tăng 20%, gấp 3 lần tăng trưởng GDP.

Phát biểu bế mạc Phiên họp lần thứ 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo  các bộ trưởng, bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia như. Trong đó, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh". Cụ thể như sau:

"3 tăng cường" gồm: (1) Tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; (2) Tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; (3) Tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.

"5 đẩy mạnh" gồm: (1) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; (2) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; (3) Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số; (4) Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; (5) Đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin để quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa.

Trần Văn Cao Sơn


Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 499
Hôm qua : 923
Năm 2024 : 82.674
Năm trước : 296.797
Tổng số : 669.981