A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo Định hướng quy hoạch phát triển một số loại cây ăn quả tỉnh Kon Tum

Quang cảnh cuộc Hội thảo

Tham dự và đồng chủ trì Hội nghị có ông Trần Văn Chương - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Trần Vinh - Phó viện trưởng; đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo tại Hội nghị của Viện Khoa học và Kỹ thuật lâm nghiệp Tây nguyên, diện tích cây ăn quả cả nước năm 2016 ước đạt 863,2 nghìn ha, tăng hơn 2,24 lần so năm 1996 (384,8 nghìn ha) và tăng 27,4% so năm 2002 (677,5 nghìn ha); năng suất bình quân các loại cây ăn quả hiện ước đạt hơn 10 tấn/ha, tăng hơn 42,8% so năm 2002 (7 tấn/ha);

Tính riêng 15 loại quả có diện tích lớn nhất (trên 10 nghìn ha/loại) hiện chiếm hơn 86% tổng diện tích, trong đó: Chuối có diện tích lớn nhất (138 nghìn ha, 16% tổng diện tích); xoài, nhãn, cam, vải, bưởi (50 - 85 nghìn ha mỗi loại), thanh long, dứa, sầu riêng, chanh, chôm chôm (25 - 45 nghìn ha mỗi loại), mít, na/mãng cầu, quýt, ổi (10 - 20 nghìn ha mỗi loại). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cây ăn quả chủ lực chiếm khoảng 38%, Đông Bắc chiếm hơn 17%, Đông Nam Bộ chiếm hơn 16%, Đồng bằng sông Hồng chiếm 10%, Bắc Trung bộ chiếm gần 7%, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên mỗi vùng chiếm hơn 4%.


Hội thảo giới thiệu giống chuối Nam Mỹ, sầu riêng hạt lép, cam sành, bơ sáp 034, bơ HASS đang được thị trường các tỉnh Tây nguyên ưa chuộng

Hiện cả nước có hơn 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 800.000 tấn sản phẩm/năm, tuy nhiên hầu hết các nhà máy chế biến đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu, công suất thực tế chỉ đạt 50%, sản lượng sản xuất thực tế đạt khoảng 440.000 tấn sản phẩm/năm (chiếm khoảng 5% tổng sản lượng trái cây).

Trái cây Việt Nam hiện chủ yếu được tiêu thụ dạng quả tươi, tại thị trường trong nước là chính, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng sản xuất. Phần lớn sản phẩm quả tiêu thụ trong nước được phân phối qua các chợ truyền thống do khoảng 90%. Các kênh phân phối hiện đại như hệ thống siêu thị và các cửa hàng trái cây cao cấp mới chỉ phục vụ cho một phần rất nhỏ người tiêu dùng, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.


Báo cáo tham luận về cây ăn quả của tỉnh Kon Tum

Cũng tại Hội nghị, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt 2.781 ha. Trong đó, có 04 loại cây ăn quả như chuối 1.053 ha, năng suất đạt 118,61 tạ/ha; cam 120 ha, năng suất đạt 53,94 tạ/ha; bơ 54 ha, năng suất đạt 76,67 tạ/ha; sầu riêng 39 ha, năng suất đạt 80 tạ/ha. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng chuyên canh, tiêu thụ chủ yếu tại tỉnh và một số  tỉnh lân cận.

Trên cơ sở điều kiện về đất đai, địa hình và khí hậu để bố trí cây trồng cho phù hợp với từng vùng nhằm khai thác, phát huy tối đa lợi thế sẵn có, đồng thời tạo ra vùng chuyên canh tập trung đáp ứng đủ thị trường nội địa và xuất khẩu, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất nhu cầu dự kiến vùng trồng trọng điểm và vùng trồng tiềm năng 04 loại cây ăn quả:

Đối với cây chuối: Vùng trồng trọng điểm tại 02 huyện/500 ha (Kon Plong 300 ha, Tu Mơ Rông 200 ha), diện tích chủ yếu trồng thuần và có thể trồng xen chuối trong vườn cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc trồng xen canh mít, chuối, bưởi,… Vùng trồng tiềm năng tại mỗi huyện khoảng 50-100 ha (Đăk Glei, Kon Tum, Kon Rẫy).

Đối với cây bơ: Vùng trồng trọng điểm tại 03 huyện/550 ha (Sa Thầy 200 ha, Ia H’Drai 200 ha, Đăk Hà 150 ha), có thể trồng thuần hoặc trồng xen cây bơ trong vườn cà phê. Vùng trồng tiềm năng tập trung tại 04 huyện/320 ha (Đăk Tô 100 ha, Ngọc Hồi 100 ha,  Kon Rẫy 70 ha, Kon Tum 50 ha).

Đối với cây sầu riêng: Vùng trồng trọng điểm tại 03 huyện/550 ha (Ia H’Drai 200 ha, Sa Thầy 200 ha, Đăk Hà 150 ha), có thể trồng thuần hoặc trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê. Vùng trồng tiềm năng tại 04 huyện/300 ha (Đăk Tô 100 ha, Ngọc Hồi 100 ha, Kon Rẫy 50 ha, Kon Tum 50 ha).

Đối với cây cam: Vùng trồng trọng điểm tập trung tại 03 huyện/350 ha ( Đăk Hà 150 ha, Kon Plong 200 ha và Tu Mơ Rông 100 ha), tập trung chủ yếu là diện tích trồng thuần và thể trồng xen cam với các loại cây ăn quả khác. Vùng trồng tiềm năng tập trung tại 03 huyện/150 ha (Đăk Glei, Kon Tum, Kon Rẫy mỗi huyện 50 ha). 


Ông Trần Vinh - Phó Viện trưởng phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Vinh - Phó Viện trưởng tiếp thu đề xuất 04 loại cây ăn quả vào quy hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyên, thành phố của tỉnh Kon Tum, đồng thời sẽ bổ sung vào Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tuyển chọn giống và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh chuối, sầu riêng, cam, bơ phụ vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh Tây Nguyên” giai đoạn 2017-2021 trong thời gian tới./.

Bùi Đức Trung


Tác giả: Sở NN & PTNN KonTum
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 184
Hôm qua : 501
Năm 2024 : 163.240
Năm trước : 296.797
Tổng số : 750.547