Hội thảo Phát triển sắn bền vững tỉnh Kon Tum năm 2016
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Hữu Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Kon Tum; Nguyễn Đức Tuy Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum; Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hiệp Hội Sắn Việt Nam; Thạc sĩ Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam và trên 150 đại biểu đại diện Lãnh đạo các Cục Trồng trọt, Cục Xuất nhập khẩu, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, Trung tâm nghiên cứu Thực nghiệm Hưng Lộc; Trung tâm Thông tin Agro Monitor, Tổ chức CIAT, Sở Nông nghiệp và PTNT của 04 tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Tây Ninh,...; Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, các Sở, ngành, Ngân hàng chi nhánh tỉnh Kon Tum, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hội thảo đã nghe các báo cáo về thực trạng và định hướng phát triển cây sắn tỉnh Kon Tum của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng về Thực trạng, triển vọng, giải pháp và kiến nghị trong sản xuất sắn tại Việt Nam và 05 bài tham luận của các đơn vị, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. Các báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo, phóng sự của tỉnh Kon Tum và thực tế hiện nay về cây sắn ở tỉnh đã khẳng định cây sắn có vai trò, vị trí, giá trị kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hỗi ở địa phương và phát triển bền vững cây sắn của Kon Tum là 1 hướng đi đúng đắn, cần khẳng định để có các cơ chế chính sách, biện pháp phát triển bền vững góp phần tái cơ cấu nông nghiệp và kinh tế.
Kết luận Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp Hội Sắn Việt Nam thay mặt cho Ban Tổ chức phát biểu kết luận một số vấn đề cơ bản để phát triển Sắn bền vững tỉnh Kon Tum như sau:
Một là: Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để phát triển vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy và sắn lát xuất khẩu với nguyên tắc không phá rừng để trồng sắn; đồng thời chuyển đổi một số cây trồng không phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng sắn, tận dụng quỹ đất bán ngập các lòng hồ thủy điện, đất lúa nước có nguy cơ hạn cuối vụ, đất lúa 1 vụ sang diện tích sắn. Để ổn định diện tích vùng nguyên liệu.
Hai là: Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung gắn với hệ thống các nhà máy chế biến, không mở thêm nhà máy mới mà mở rộng công suất nhà máy cũ, khuyến khích đầu tư công nghệ thiết bị mới tiên tiến để chế biến sâu các sản phẩm sau tinh bột nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Yêu cầu các nhà máy có chính sách công khai minh bạch trước tỉnh, huyện, xã, nông dân về các chính sách đầu tư, hỗ trợ, đặc biệt là cam kết giá mua.
Ba là: Áp dụng tiêu chuẩn xả thải mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm soát xả thải trên cơ sở áp dụng quy trình công nghệ mới rẻ tiền do Việt Nam sản xuất mà Hiệp hội sắn đã tổ chức, khuyến cáo triển khai trên cả nước về xử lý môi trường của các nhà máy tinh bột sắn; đồng thời xử lý 100% bã sắn để tăng thu nhập kim ngạch, tái tạo sử dụng Biogas từ nước thải, tạo năng lượng cho chế biến và có thể thu được tài chính từ chương trình phát thải giảm khí thải CO2.
Thông qua Hội thảo, Hiệp Hội Sắn Việt
(1) Xây dựng Chương trình phát triển sắn bền vững gồm chính sách, quy hoạch vùng nguyên liệu,… Trong đó, Hiệp hội sẽ tham gia hỗ trợ tỉnh cho chương trình này.
(2) Giao Sở Nông nghiệp và PTNT hợp tác với Trung tâm Hưng Lộc, Viện KH KT Duyên hải miền Trung, CIAT, JICA (Hiệp hội Sắn Việt Nam sẽ làm cầu mối) để xây dựng các nhà máy mẫu, trung tâm phát triển giống sắn mới để chuyển chuyển giao các giống sắn mới ngắn ngày, năng suất cao vào sản xuất.
(3) Giao Sở Công thương, Sở Nông nghiệp hợp tác với các tổ chức để nắm thông tin thị trường. Tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu để họ phát triển mạnh tốt nhất, tăng kim ngạch, giá trị gia tăng cao và tăng thu nhập cho nông dân trồng sắn. Các doanh nghiệp nhà máy sắn có trách nhiệm phát triển vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm theo sự chỉ đạo quản lý của Tỉnh.