A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện chỉ tiêu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023

Xác định chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm là các loài vật nuôi chính cần tập trung ưu tiên phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hoá, tập trung; an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, theo đó trong thời gian qua (giai đoạn 2020-2023) Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản gắn với những chủ trương, chính sách để phát triển chăn nuôi, cùng với đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện.
Trên cơ sở đó toàn ngành đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu chăn nuôi năm 2023 theo các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
          Gia cố, làm mới chuồng trại chăn nuôi
Tính đến cuối năm 2022: tổng đàn gia súc ước đạt 274.500/274.500 con đạt 100 % so với kế hoạch, trong đó: đàn trâu: 25.000 con; đàn bò 84.500 con; đàn lợn: 165.000 con; Tổng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu đạt 35.000 tấn, đạt 100% KH (trong đó thịt lợn hơi đạt: 22.000 tấn, đạt 100% KH); Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh ước khoảng 844 ha đạt 104.8% kế hoạch, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8.353 tấn, đạt 113,6 % kế hoạch.
Chỉ tiêu được giao năm 2023:  Tổng đàn trâu 24.100 con, đàn bò 85.000 con, đàn lợn 168.180 con.
Kết quả thực hiện đến hết quý I năm 2023:  Đàn trâu (23.922 con); đàn bò (bò 84.650 con); đàn lợn (155.210 con; gia cầm (1.942.400 con); Quy mô, liên kết trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh hiện nay có 142 cơ sở, hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, có 34 liên kết trong hoạt động chăn nuôi; Diện tích ao nuôi 842 ha, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 1.260 tấn (trong đó: sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 780 tấn, Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 480 tấn).
          Chăn nuôi bò tại các bìa rừng trên địa bàn tỉnh
Năm 2023, ngành chăn nuôi trên cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng dự báo chưa có nhiều chuyển biến tích cực, khó khăn và thách thức vẫn còn rất lớn do: (1) Ảnh hưởng về chính trị, tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chăn nuôi vẫn ở mức cao, trong khi đó giá các sản phẩm chăn nuôi bấp bênh, cùng với việc nhập lậu gia súc, gia cầm cũng là mối nguy cho hoạt động sản xuất chăn nuôi trong nước; (2) Dịch bệnh trên đàn vật nuôi tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu, bò và cúm gia cầm chủng mới H5N8; (3) Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu, trình độ quản trị kém, mức đầu tư thấp làm giảm năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và tiếp cận thị trường, sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều nên khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm, trong khi doanh nghiệp lớn đầu tư chăn nuôi rất ít, chưa có doanh nghiệp làm trụ đỡ, xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, tạo đà phát triển cho cả vùng; (4) Triển khai Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Theo đó các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ giảm bớt quy mô, hoặc dừng nuôi để chuẩn bị di dời, có ảnh hưởng nhất định đến tổng đàn vật nuôi. 
Ngành chăn nuôi cũng có những thuận lợi nhất định khi tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, địa phương thông qua nhiều định hướng, chính sách để phát triển chăn nuôi nhất là tập trung hỗ trợ phát triển để chăn nuôi trang trại công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phát triển mạnh, gắn với chế biến và tiến tới xuất khẩu. Mặt khác việc chủ động duy trì, liên kết phát triển chăn nuôi của các hộ, cơ sở chăn nuôi có quy mô trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào ổn định, công tác hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã cũng được triển khai thường xuyên, kịp thời để hỗ trợ cơ sở phát triển chăn nuôi.
Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Để đạt được các chỉ tiêu được giao trong năm 2023 cần thực hiện những giải pháp: (1) Tiếp tục triển khai tập huấn, phổ biến, quán triệt các văn bản Luật Chăn nuôi, Nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh, Kế hoạch, chỉ tiêu phát triển chăn nuôi của UBND tỉnh hiệu quả, đồng thời  hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi tiến độ thực hiện các Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022-2030 và định hướng đến năm 2045. (2) Hướng dẫn các địa phương về phát triển chăn nuôi trâu, bò lợn, gia cầm có năng suất chất lượng cao theo quy mô trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp theo hình thức sản xuất khép kín, an toàn sinh học, liên kết chăn nuôi giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; Phối hợp với các ngành, địa phương kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thế mạnh về chăn nuôi đầu tư phát triển chăn nuôi, khuyến khích, đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi tập trung, chăn nuôi có kiểm soát dịch bệnh. (3) Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Phạm Mạnh Cường
Trưởng phòng Chăn nuôi Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 7
Hôm qua : 261
Năm 2024 : 177.069
Năm trước : 296.797
Tổng số : 764.376