A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm làm cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Để đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu liên quan đến trồng trọt khi đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cần thực hiện các chỉ tiêu như sau:

1. Địa điểm sản xuất (phù hợp với quy hoạch của địa phương; có khoảng cách thích hợp với các nguồn ô nhiễm như khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ tập trung, nghĩa trang, khu công nghiệp... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm;

- Cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản có nguồn gốc thực vật phải có địa điểm, diện tích thích hợp; bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

- Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh (khói bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác ...).

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm.

Phạm vi: Toàn bộ khu vực sản xuất và các khu vực phụ trợ.

2. Đất trồng và giá thể

          Đất trồng và giá thể (có kết quả kiểm nghiệm hóa học, sinh học đạt yêu cầu; không chăn thả vật nuôi…)

            - Đất trồng hoặc giá thể đảm bảo không là nguồn gây nhiễm tới sản phẩm.

- Không có sự lây nhiễm từ vật nuôi xung quanh hoặc tại khu vực trồng trọt.

            Phạm vi:

            - Hồ sơ về kết quả kiểm nghiệm đất trồng và giá thể.

          - Xung quanh khu vực sản xuất.

3. Nước tưới (đáp ứng quy định về nước tưới tiêu; trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt).

- Nước tưới đáp ứng quy định về nước tưới tiêu, không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm; nước tưới trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

       - Có nguồn nước đủ cung cấp và bảo đảm an toàn để tưới cho cây trồng.

       - Hệ thống cung cấp nước (bể chứa, ống dẫn, vòi...) không là nguồn gây ô nhiễm cho sản phẩm cây trồng.

       - Kết quả phân tích mẫu nước dùng để tưới cây trồng theo quy định.

Phạm vi: Toàn bộ khu vực sản xuất, hệ thống nước tưới tiêu và hồ sơ lưu trữ về kết quả phân tích mẫu nước.

4. Cây giống (trong danh mục được phép sử dụng trong SXKD nông nghiệp tại VN; giống cây không có khả năng chứa độc tố…)

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng;

          - Cây giống/ giống cây có trong danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam.

          - Nhà cung cấp cây giống, giống cây. Kết quả thử nghiệm cây giống theo quy định hiện hành (nếu là giống mới).

Phạm vi:  Cây trồng tại cơ sở, vùng trồng.

5. Phân bón:

- Phân bón không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

- Phân bón có trong danh mục được phép sử dụng;

- Phân chuồng được xử lý (ủ) trước khi sử dụng;

- Bảo quản phân bón, phối trộn, sử dụng phân bón không gây ô nhiễm cho sản phẩm…).

Phạm vi:

          - Kho chứa/ bảo quản phân bón, bao bì (nếu có).

          - Nơi xử lý (ủ), phối trộn phân bón.

          - Việc sử dụng phân bón trên thực tế.

6. Thuốc bảo vệ thực vật (có trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh, sử dụng 4 đúng…; lưu giữ, bảo quản thuốc BVTV, hoá chất đảm bảo an toàn cho người sử dụng và sản phẩm...)

- Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng đúng cách, không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

- Thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng;

- Người sử dụng đã được tập huấn và sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì thuốc (đúng cách, đúng liều, đúng loại bệnh và đúng thời gian cách ly).

- Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn, không làm lây nhiễm cho sản phẩm…

Phạm vi:

          - Kho chứa, hóa đơn mua thuốc bảo vệ thực vật.

          - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thực tế.

7. Biện pháp thu gom, xử lý đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng (Có biện pháp thu gom, xử lý đối với bao bì  thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng; biện pháp xử lý chất thải, nước thải không gây ô nhiễm cho sản phẩm và môi trường…)

- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

- Việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và môi trường.

- Việc thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng của người sản xuất đã tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và môi trường.

Phạm vi:

          - Khu vực trồng trọt.

          - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thực tế (nếu có).

          - Hệ thống (địa điểm) thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; việc xử lý chất thải, kênh mương xử lý nước thải.

8. Thu gom, sơ chế (nước dùng cho thu gom, sơ chế đáp ứng quy định về nước sinh hoạt; vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm; tuân thủ quy định về vệ sinh công nhân, vệ sinh nhà xưởng trang thiết bị - nếu có cơ sở sơ chế gắn liền; …)

- Nước dùng cho sơ chế đáp ứng quy định về nước sinh hoạt.

- Vật liệu bao gói được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.

- Nhà xưởng, trang thiết bị của cơ sở sơ chế (nếu có) phù hợp với từng loại sản phẩm, sắp xếp hợp lý và vệ sinh.

- Công nhân tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình thu gom, sơ chế sản phẩm.

- Nước dùng cho sơ chế đáp ứng quy định về nước sinh hoạt.

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm, đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễm.

-  Khu vực thu gom, sơ chế sản phẩm phải sạch sẽ, sắp xếp hợp lý và vệ sinh.

  - Người sản xuất tuân thủ các quy định về ATTP.

Phạm vi:

- Nguồn nước, hệ thống nước (bể chứa, ống dẫn, vòi…) dùng để sơ chế sản phẩm.

- Khu vực thu gom, sơ chế sản phẩm.

- Kho, khu vực chứa vật liệu bao gói sản phẩm.

- Thực hành của người sản xuất.

9. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân (người trực tiếp sản xuất đảm bảo sức khỏe để sản xuất; có kiến thức ATTP; có trang thiết bị vệ sinh công nhân; nhà vệ sinh bố trí hợp lý …)

- Người trực tiếp sản xuất kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định, được khám sức khỏe theo quy định.

- Bố trí nhà vệ sinh hợp lý, cách xa khu vực sản xuất.

          Phạm vi:                       

         - Người trực tiếp sản xuất có kiến thức ATTP;

         - Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.

         - Khu vực vệ sinh công nhân                   

          10. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc (có ghi chép việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, thời gian thu hoạch và nơi tiêu thụ sản phẩm…)

- Có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xác định được thời gian thu hoạch và nơi tiêu thụ sản phẩm.

- Có ghi chép việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

- Có hồ sơ ghi chép theo dõi nguồn cung cấp và việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ngày mua, tên hàng hóa, người bán, khối lượng, việc sử dụng, thời gian cách ly…).

- Có ghi chép theo dõi phân phối sản phẩm (ngày, tên sản phẩm, người mua, khối lượng).

- Biện pháp xử lý khi sản phẩm có vấn đề về ATTP (nếu có).

     Phạm vi:

- Ghi chép, hóa đơn (nếu có) về nguồn gốc và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;

         -  Ghi chép việc mua bán sản phẩm.

 

* Hồ sơ, trình tự thủ tục để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định, như sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (có mẫu đơn kèm theo).

- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sảntheo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (có mẫu Bản thuyết minh kèm theo).

 - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

             Nguyễn Văn Thảo

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….. tháng…. năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:..................................................

.........................................................................................................

2. Mã số (nếu có): ...........................................................................

3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:.............................................

.........................................................................................................

4. Điện thoại ……………………. Fax …………………

Email ………………………………..

5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập: ................

6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:

Đề nghị ………………………. (tên cơ quan có thẩm quyền)……….. cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.

Lý do cấp ại: ...................................................................................


Hồ sơ gửi kèm:
-
-

Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

B. BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày….. tháng…. năm….

BẢN THUYẾT MINH

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

I- THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh: .................................................

2. Mã số (nếu có): ...........................................................................

3. Địa chỉ: .......................................................................................

4. Điện thoại: ………………….. Fax: ……………………. Email: .

5. Loại hình sản xuất, kinh doanh

DN nhà nước                     □      DN 100% vốn nước ngoài ............. □

DN liên doanh với nước ngoài □                                 DN Cổ phần          □

DN tư nhân                       □      Khác                           □

                                                  (ghi rõ loại hình)

6. Năm bắt đầu hoạt động: .............................................................

7. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh: ...........

8. Công suất thiết kế: ......................................................................

9. Sản lượng sản xuất, kinh doanh (thống kê 3 năm trở lại đây): ....

10. Thị trường tiêu thụ chính: .........................................................

II. MÔ TẢ VỀ SẢN PHẨM

TT

Tên sản phẩm sản xuất, kinh doanh

Nguyên liệu/ sản phẩm chính đưa vào sản xuất, kinh doanh

Cách thức đóng gói và thông tin ghi trên bao bì

Tên nguyên liệu/ sản phẩm

Nguồn gốc/ xuất xứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. TÓM TẮT HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Nhà xưởng, trang thiết bị

- Tổng diện tích các khu vực sản xuất, kinh doanh ………………m2 , trong đó:

+ Khu vực tiếp nhận nguyên liệu/ sản phẩm : …………………….m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh : …………………………………..m2

+ Khu vực đóng gói thành phẩm : …………………………………..m2

+ Khu vực / kho bảo quản thành phẩm: …………………………….m2

+ Khu vực sản xuất, kinh doanh khác : ……………………………..m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

2. Trang thiết bị chính:

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Tổng công suất

Năm bắt đầu sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hệ thống phụ trợ

- Nguồn nước đang sử dụng:

Nước máy công cộng                       □                         Nước giếng khoan    □

Hệ thống xử lý:      Có                     □                         Không □

Phương pháp xử lý: ……………………………………………………..

- Nguồn nước đá sử dụng (nếu có sử dụng):

Tự sản xuất      □                                                  Mua ngoài         □

Phương pháp kiểm soát chất lượng nước đá: …………………………………………………

4. Hệ thống xử lý chất thải

Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý:

……………………………………………………..…………………………………………………

5. Người sản xuất, kinh doanh :

- Tổng số: …………………người, trong đó:

+ Lao động trực tiếp: …………………người.

+ Lao động gián tiếp: …………………người.

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được kiểm tra sức khỏe theo quy định:

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được cấp giấy xác nhận kiến thức ve ATTP:

- Số người (chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh) được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP:

6. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị...

- Tần suất làm vệ sinh:

- Nhân công làm vệ sinh: ……….người; trong đó ……….. của cơ sở và …………. đi thuê ngoài.

7. Danh mục các loại hóa chất, phụ gia/ chất bổ sung, chất tẩy rửa-khử trùng sử dụng:

Tên hóa chất

Thành phần chính

Nước sản xuất

Mục đích sử dụng

Nồng độ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng (HACCP, ISO,….)

9. Phòng kiểm nghiệm

- Của cơ sở □                             Các chỉ tiêu PKN của cơ sở có thể phân tích: ………..

……………………………………………………..…………………………………………………

- Thuê ngoài □                           Tên những PKN gửi phân tích: ………………………….

……………………………………………………..…………………………………………………

10. Những thông tin khác

Chúng tôi cam kết các thông tin nêu trên là đúng sự thật./.

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 410
Hôm qua : 535
Năm 2024 : 78.668
Năm trước : 296.797
Tổng số : 665.975