A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng khoa học-công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, khoa học - công nghệ đã đem lại sự thống nhất, đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong tình hình mới, ngành lâm nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động nghiệp vụ thông qua ứng dụng các phần mềm với tính chính xác cao để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp và lực lượng Kiểm lâm Kon Tum đã triển khai thực hiện ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như:

- Phần mềm FRMS, Mapinfo, QGIS, SMART sử dụng ảnh viễn thám độ phân giải cao, máy định vị GPS để thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tuần tra bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

- Phần mềm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã Wild life để quản lý, theo dõi các cơ sở nuôi động vật hoang dã, biết chính xác các thông tin về cơ sở nuôi như tổng số cơ sở, số lượng loài, phân cấp quản lý theo mốc thời gian nhất định. Ngoài ra, còn giúp biết tọa độ, vị trí của các cơ sở nuôi; dễ dàng quản lý, theo dõi, cung cấp các báo cáo chi tiết, nội dung chi tiết trong sổ theo dõi nuôi động vật hoang dã trong một thời gian bất kỳ.

 

- Phần mềm cảnh báo cháy rừng, theo dõi cấp dự báo cháy rừng hàng ngày, Hệ thống cảnh báo cháy rừng sớm để thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, kịp thời phát hiện và dập tắt các đám cháy ngay từ ban đầu, không để cháy lan vào rừng.

 

- Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ giống cây trồng, các mô hình nông lâm kết hợp, nâng cao giá trị của rừng góp phần cải thiện thu nhập phát triển rừng bền vững như Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Thông caribea và một số giống Bạch đàn phục vụ trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy trên một số vùng sinh thái của tỉnh Kon Tum và đã được công bố kết quả, áp dụng.

Việc thực hiện ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã mang lại hiệu quả thiết thực; nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả nhất định. Rừng được bảo vệ ổn định và phát triển cả về diện tích và chất lượng, phát huy tốt vai trò trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng, các loài đặc hữu, loài nguy cấp, quý hiếm.

Trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường ứng dụng công nghệ số, nhất là sử dụng các phần mềm ứng dụng, thiết bị, ảnh viễn thám trong công tác theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát hiện các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trần Thị Quỳnh Trang -Chi cục Kiểm Lâm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 90
Hôm qua : 307
Năm 2024 : 154.784
Năm trước : 296.797
Tổng số : 742.091