A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, đói rét trên đàn vật nuôi vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 tại 02 huyện Kon Plong và Đắk Glei.

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 tại địa bàn 03 huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plong nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện Kế hoạch số 69/KH-SNN, ngày 22/10/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch phòng chống đói, rét cho gia súc trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai làm việc với 02 huyện Kon Plong, Đắk Glei về triển khai công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên đàn vật nuôi.
Để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 tại địa bàn 03 huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plong, trong 02 ngày 18 và 19/11/2020 đoàn công tác gồm Đồng chí Y Hằng- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn, cùng các thành viên và lãnh đạo, phòng chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và lãnh đạo phòng Tài chính - Kế hoạch Sở, kiểm tra và làm việc với 02 huyện Kon Plong và Đắk Glei.
Về phía lãnh đạo huyện Kon Plong có ông Lê Đức Tín - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và các phòng chuyên môn huyện.
Về phía lãnh đạo huyện Đắk Glei có ông Rơ Châm Định - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và các phòng chuyên môn huyện.
Qua kiểm tra thực tế và làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương xã  Măng Bút (Kon Plong) và xã Đắk Blô (Đắk Glei) để đề ra các giải pháp căng cơ trong thời gian tới như thường xuyên chủ động nắm bắt thông tin kịp thời về tình hình thời tiết để hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn vật nuôi. Tiếp tục phân công cán bộ phụ trách địa bàn cùng với nhân dân triển khai làm, gia cố chuồng trại, dự trữ thức ăn, đưa gia súc về chuồng trú ẩn và chăm sóc trong thời điểm rét, lạnh. Đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê và phân loại số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn để chủ động có các giải pháp phòng chống.
 Đồng chí Y Hằng- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển, cũng đã nêu một số khó khăn của các địa phương như diễn biến biến thời tiết năm vừa qua hết sức phức tạp, bất thường, rét đậm, rét hại kèm theo lạnh kéo dài, đặc biệt biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch từ 5-100C, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng mạnh của các đợt rét như Kon Plong, Đắk Glei do đó gia súc không kịp đáp ứng dẫn đến chết. Mặt khác tập quán chăn thả rông gia súc vào rừng là chủ yếu, gia súc không có chuồng trại, không có chổ trú ẩn, một số hộ có chuồng nhưng chỉ để nhốt, không che chắn, rất tạm bợ, không chuẩn bị hay dự trữ thức ăn cho gia súc vào thời điểm rét. Chính quyền địa phương cấp thôn, xã  tại các vùng chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết cũng chưa kịp thời và quyết liệt trong công tác phòng chống rét tại cơ sở.
 
                     Chuẩn bị thức ăn cho gia súc vào mùa mưa, rét tại Kon Plong
Tuy nhiên, để hạn chế đến mức thấp nhất gia súc chết do đói, rét, dịch bệnh, đồng chí Y Hằng đã đề nghị 02 huyện triển khai một số nhiệm vụ sau: 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nằm làm thay đổi nếp nghỉ, cách làm của người chăn nuôi, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số từ chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi chuồng trại, từ ý thức trông chờ ỷ lại vào nhà nước sang ý thức tự bảo vệ tài sản của chính mình từ đó từng bước áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
- Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông tỉnh ttrieenr khai hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng chuồng trại và địa điểm nuôi nhốt gia súc phù hợp với điều kiện tự nhiên, thỗ nhưỡng và khí hậu của địa phương theo các mô hình đã lựa chọn. Đối với các hộ chăn nuôi gia súc tại các điểm chăn gia súc tập trung, khu vực chăn thả chung có thể xây dựng chuồng trại nhốt tập trung, tránh để gia súc bị mưa, rét, đồng thời hướng dẫn người dân thường xuyên cử người túc trực để chăm sóc, quản lý đàn trâu, bò.
- Vận động người chăn nuôi thu gom, bảo quản và dự trữ thức ăn như: rơm, rạ, thân - lá cây ngô (bắp), thân cây chuối, các loại lá cây cỏ rừng... .. nhằm đảm bảo cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ trong mùa mưa, rét.
- Vận động người chăn chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đàn vật nuôi, trong mừa mưa, rét;
- Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệc các bệnh truyền nhiễm nguy hiễm như Tụ huyết trùng trâu, bò, bệnh Viêm da nổi cục, bệnh Dịch tả lợn Châu phi. Đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc-xin và giám sát bao vây khống chế điều trị gia súc kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
 
Đồng chí Y Hằng- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu chỉ đạo hôi nghị tại hyện Đắk Glei
Phạm Mạnh Cường - Trưởng phòng Chăn nuôi Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.  

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 156
Hôm qua : 1.097
Năm 2024 : 75.492
Năm trước : 296.797
Tổng số : 662.799