Chuyển đổi số cho nông nghiệp là gì? Top 7 các đơn vị làm chuyển đổi số cho Nông nghiệp tại Việt Nam
Chuyển đổi số cho nông nghiệp mang lại những giá trị to lớn, có thể giúp nông dân sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất nhưng bán được giá cao nhất. Tuy nhiên, chuyển đổi số nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn (NNNT) nói riêng lại là cuộc chơi công bằng với các chủ thể tham gia. Do vậy, nếu lựa chọn được cách tiếp cận đúng, có bước đi phù hợp và được hỗ trợ thỏa đáng từ chính sách của Nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp số, NNNT nước ta sẽ có những chuyển biến nhanh, toàn diện trong 10 năm tới.
Danh mục bài viết
Chuyển đổi số cho Nông nghiệp là gì
Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh
Thách thức và cơ hội chuyển đổi số cho nông nghiệp
Thách thức CĐS của khu vực phát triển thấp
NNNT vẫn được coi là khu vực phát triển thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi, 10 năm tới buộc phải bứt phá để thoát khỏi bẫy trung bình, chuyển sang thời kỳ phát triển mới trong công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Đó là quá trình chuyển đổi có nhiều thách thức chưa từng trải qua, phát sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với trào lưu chuyển đổi số cho nông nghiệp đang diễn ra. Tham gia CĐS chính là nhu cầu cấp thiết của NNNT để có được chuyển đổi nhanh hơn. Việc bỏ lỡ cơ hội CĐS trong NNNT sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Dù tỷ trọng GDP nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc gia có giảm đi hơn nữa, thì NNNT vẫn giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước. Một trụ cột như thế cần phải có chiến lược phát triển bứt phá theo cách tiếp cận mới của CĐS.
“Cuộc chơi” CĐS có tính tuần tự, diễn ra trong một thời gian dài, nhưng cơ hội chiến thắng lại không kéo dài cho những ai chậm chân, đặc biệt là khu vực có trình độ phát triển thấp. CĐS hiện nay không đơn giản chỉ là số hóa (biến đổi dữ liệu trên giấy thành dữ liệu mềm, số hóa quy trình cũ), mà nó yêu cầu phải ứng dụng công nghệ số tạo ra những phương thức làm việc mới, mở ra thời kỳ phát triển “Thông minh hóa”, cao hơn hẳn các thời kỳ “Cơ khí hóa”, “Điện khí hóa”, “Tự động hóa” trước đây. Đối với NNNT đó là bậc thang chuyển đổi rất cao, vượt qua được là thách thức rất lớn.
Cơ hội chuyển đổi số dành cho nông nghiệp
Với CĐS, mọi mặt của hoạt động kinh tế – xã hội sẽ thay đổi, từ nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, đến nguyên tắc thiết kế, vận động của các quá trình… Nó đòi hỏi mọi chủ thể phải chuyển đổi căn bản để phù hợp với mục tiêu ứng dụng công nghệ số. Đa số các doanh nghiệp lớn đang phát triển ổn định thường lúng túng, không quyết liệt vứt bỏ cái cũ để thay đổi toàn diện. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, lại có lợi thế CĐS nhanh hơn.
Chính đặc điểm đó đã tạo ra cơ hội bình đẳng cho các khu vực phát triển thấp và NNNT có đủ tự tin để tham gia cuộc chơi. Sự tự tin ấy được khẳng định từ kinh nghiệm đi đầu đổi mới đất nước. Năm 1981 chính nông nghiệp là khu vực tiên phong đổi mới, thực hiện thí điểm cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động theo Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư. Thành công này tạo đà đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986. CĐS bây giờ đang làm thay đổi câu chuyện phát triển, thay vì “cá lớn nuốt cá bé”, thành “cá nhanh nuốt cá chậm”. NNNT có cơ hội thoát khỏi phận “cá bé” để làm “cá nhanh”.
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nông nghiệp
Thành tựu ban đầu
Mấy năm qua, ngành nông nghiệp và một số địa phương đã quan tâm, chủ động ứng dụng các giải pháp số trong sản xuất nông nghiệp và quản trị nông thôn. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), một số đơn vị đã sử dụng công nghệ số trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Tiêu biểu trong trồng trọt là các phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường, giai đoạn sinh trưởng của cây, cho phép truy suất, theo dõi các thông số này theo thời gian thực. Trong chăn nuôi ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT), block chain, công nghệ sinh học ở trang trại quy mô lớn. Trong lâm nghiệp ứng dụng công nghệ DND mã mạch để quản lý giống và lâm sản; công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng, mất rừng, suy thoái rừng. Trong thủy sản ứng dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Một số doanh nghiệp lớn (VinEco, Hoàng Anh Gia Lai, NAFOOD, DABACO…) đã áp dụng công nghệ cao, CNTT vào điều hành sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, theo báo cáo năm 2017 của Cục Kinh tế hợp tác, có 199/12.600 HTX nông nghiệp (chiếm 1,5%) ứng dụng công nghệ cao có sử dụng CNTT. Trong đó, 164 HTX áp dụng kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản, 17 HTX áp dụng công nghệ tự động hoá tưới tiêu, 17 HTX áp dụng công nghệ sinh học, 1 HTX ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật tư nông nghiệp. Ở địa phương, Lâm Đồng được đánh giá là một trong những tỉnh đạt khá nhiều thành tựu trong bước đầu chuyển đổi số cho nông nghiệp khi có tới 25/52 doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng giải pháp IoT…
Bên cạnh đó, nhiều vùng nông thôn đã ứng dụng CNTT một cách đơn giản, như lắp đặt hệ thống camera an ninh thay cho đội ngũ dân quân tự quản đi tuần, giúp giảm rõ rệt mức độ vi phạm pháp luật. Một số xã nông thôn mới tiêu biểu đã ứng dụng CNTT trong quản lý, giám sát điều hành việc công…
Hạn chế
Thoạt nhìn, các điểm sáng ứng dụng CNTT trong NNNT nêu trên gây ấn tượng tốt. Nhưng thực tế đó vẫn là kết quả thực hành còn rời rạc, chủ yếu theo sáng kiến riêng lẻ của một số ít doanh nghiệp, địa phương và dường như vẫn làm theo tư duy cũ, chưa có chuỗi kết nối số, chưa có cách tiếp cận mới và toàn diện theo yêu cầu của CĐS. Một cách khái quát, các bước đi ban đầu đó chưa dựa trên 4 nền tảng chính của CĐS là nhận thức, nền tảng công nghệ, hạ tầng dữ liệu và nguồn nhân lực.
Phần lớn các ứng dụng CNTT được trang bị cho một số cơ sở hiện nay chưa thể phát huy tác dụng của nó như yêu cầu của CĐS (thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu sản xuất, quản lý, logicstic, thương mại nông sản; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng; chưa tạo ra nền tảng kết nối để Chính phủ nắm bắt tình hình, điều hành ngành nông nghiệp của đất nước).
Các kết quả ban đầu còn cách xa mục tiêu của nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, chính xác, mà nó đòi hỏi sự kết hợp các cảm biến, robot, GPS, công cụ lập bản đồ và phần mềm phân tích dữ liệu để điều chỉnh chính xác quá trình tác động của máy móc, cải thiện quản lý thời gian, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước và các chế phẩm cần thiết, đảm bảo sức khỏe tốt hơn, năng suất cao hơn, sự phát triển tối ưu hơn của các loại cây trồng, vật nuôi, gia tăng lợi nhuận, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường…
Theo báo cáo của Công ty Forrester, ở Việt Nam mới chỉ có 11% doanh nghiệp chuyển đổi số cho nông nghiệp thành công, 89% còn lại bị lạc lối. Bốn lý do chính là nhận thức sai lầm, không gắn kết được lợi ích của CĐS với mục tiêu kinh doanh, thiếu nguồn lực cần thiết và thiếu hệ sinh thái số thuận lợi. Hiện nay, giới khoa học và công nghệ rất quan tâm triển khai các đề tài nghiên cứu phục vụ CĐS trong NNNT (như trong Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020); cộng đồng doanh nghiệp số nước ta cũng đang phát triển nhanh, là hậu thuẫn và sức kéo cho CĐS trong NNNT.
Từng bước hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số
Để chuyển đổi số trong nông nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Thanh Thủy cho rằng, các chính sách được ban hành cần phù hợp với thực tiễn sản xuất, có tính thực tiễn cao nhằm huy động các nguồn lực để phát triển đồng bộ, toàn diện nông nghiệp thông minh 4.0. Từ đó, chủ động đầu tư công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái và quy mô sản xuất để tạo ra một luồng sinh khí mới.
Nhiều ý kiến cũng khuyến nghị rằng đầu tư vào tư duy cho người dân là quan trọng nhất. Nếu có tư duy tốt, có các chương trình phát triển tư duy trực tiếp cho người dân, cứ cho 1 triệu người, có khoảng 10.000 người áp dụng tư duy chuyển đổi số thì cũng thay đổi cả triệu người. Quan trọng hơn cả là cần sự kết hợp của cả chính sách và trình độ dân trí để chuyển đổi số thành công trong nông nghiệp.
Theo đánh giá, tiềm năng của chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam là rất lớn vì được sự ủng hộ cao từ các cơ quan, bộ, ngành cho đến các DN công nghệ, DN nông nghiệp. Đây là xu hướng toàn cầu, không ai có thể đi ngược lại. Do đó, cần phải làm tốt hơn, đầu tư nhiều hơn về công nghệ, phần mềm để có thể tăng hiệu quả quản lý, sản xuất trong tương lai, tiến tới một nền nông nghiệp thông minh.
TOP CÁC ĐƠN VỊ CUNG CẤP HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH?
1. Nextfarm
Nextfarm được đánh giá là đơn vị đi đầu về giải pháp Nông nghiệp thông minh tại Việt Nam, với số lương khách hàng trải dài trên cả nước
Điểm mạnh của Nextfarm nằm ở
a. Làm chủ hệ thống phần cứng và phần mềm
b. Triển khai chủ yếu cho người nông dân là thị trường chính, nên xét về giải pháp của Nextfarm tương đối hiệu quả
c. Là đơn vị Make in Vietnam có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đơn vị đến từ Israel như Netafim, Naandanjain.
Có thể nói Nextfarm là đơn vị đi đầu về Hệ thống giải pháp Nông nghiệp thông minh tại Việt Nam
2. Viettel
Viettel là doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ, Viettel có các dự án triển khai trong nước và ngoài nước, một số dự án mà Viettel triển khai thì Nextfarm cũng tham gia, điểm mạnh Viettel là công nghệ, đội ngũ nhân sự hùng hậu, có số lượng và rất chất lượng. Là đơn vị đi đầu về Nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.
3. Vnpt
Tương tự như Viettel, VNPT là doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ, VNPT chủ yếu triển khai về phần mềm hỗ trợ cho Nông nghiệp như truy xuất nguồn gốc, làm các trạm quan trắc hay các phần mềm mang tính vĩ mô cho ngành Nông nghiệp.
3. Netafim (Khang Thịnh)
Netafim là thương nổi tiếng của Israel, cũng là đơn vị rất mạnh về công nghệ cho Nông nghiệp, giá thành Netaim thì đắt nhưng chất lượng tốt, hệ thống có thể chạy 3 4 năm không vấn đề, ngoài ra điểm mạnh nhất của Netafim là hệ thống tưới, còn về châm phân đối thủ của Netafim là Nextfarm và Naandanjain
5. Naandananjain (Kaizen Agri)
Tương tự như Netafim, cũng là thương hiệu rất nổi tiếng từ Israel, là đơn vị đi sau Netafim khi vào thị trường Việt Nam muộn hơn, nhưng chúng tôi đánh giá Netafim, Naandanjain và Nextfarm đang là đơn vị cạnh tranh triển khai về hệ thống cho cây ăn, châm phân dinh dưỡng tự động khi Nextfarm là đơn vị cũng học hỏi rất nhiều từ Israel nên về cơ bản 3 hệ thống này cũng tương tự nhau.
6. Fman
Fman tập trung nhiều cho ngành thủy sản, cũng là đơn vị tương đối nổi tiếng trong ngành nông nghiệp khi tham gia Shark Tank, nếu thủy hải sản thì Fman cũng là lựa chọn
7. Eplusi
Tương tự như Fman, Eplusi tập trung chủ yếu cho ngành thủy hải sản, đặc biệt khu vực Miền Tây, Eplusi là đơn vị cũng tương đối mạnh trong cung cấp giải pháp nông nghiệp thông minh cho thủy hải sản
Những giải pháp của Nextfarm trong chuyển đổi số nông nghiệp
Nextfarm hiện nay đang là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc triển khai, phát triển các dự án, mô hình thực tế ứng dụng chuyển đổi số nông nghiệp, Nextfarm luôn mang đến cho bà con nông dân những sản phẩm tiên tiến, chất lượng nhất Made in Việt Nam.
Những giải pháp chuyển đổi số của Nextfarm có thể kể đến như:
- Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G: Giúp bà con tự động hóa trong quá trình chăm bón cây trồng.
- Hệ thống quan trắc và điều khiển môi trường vi khí hậu Nextfarm NMC: Sản phẩm này giúp bà con có thể kiểm soát được khí hậu tại trang trại, dễ dàng điều khiển xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra sự cố tại trang trại, hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất.
- Hệ thống nhật ký điện tử Nextfarm Dairy: Giúp bà con số hóa quy trình sản xuất, quản lý toàn bộ quy trình sản xuất trên nền tảng số, dễ dàng nắm bắt tình trạng hiện tại của trang trại
- Phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm Nextfarm QR Check: Giúp bà con tạo các mã truy xuất cho sản phẩm nông sản của mình, minh bạch quá trình sản xuất, chống hàng giả.
- Phần mềm quản lý bán hàng và CSKH cho nông nghiệp NextX: Đây là phần mềm hỗ trợ rất đặc lực trong việc chuyển đổi số nông nghiệp, hỗ trợ bà con xử lý đầu ra, kết nối các trang trại đến với người tiêu dùng.
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO DeepX NEXTFARM TRONG NÔNG NGHIỆP
Nextfarm chúng tôi tập trung nhiều vào nền tảng đưa trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp để giải quyết một số bài toán cụ thể, bài toán tập trung vào một phạm vi ngành hẹp trong nông nghiệp, không mang tính phổ quát toàn bộ ngành vì thực tế Nông nghiệp là ngành rộng nhưng phân mảnh, mỗi loại cây, mỗi loại mô hình thì lại là một vấn đề khác nhau.
PHÁT HIỆN DỊ THƯỜNG CHO CÂY TRỒNG (ANOMALY DETECTION) Nextfarm DeepX Platform
Bài toán giải quyết: Phát hiện các cây có vấn đề bất thường thường thì áp dụng với các cây giá trị kinh tế cao như dưa lưới, dâu tây, dưa kim hoàng hậu và hoa.
Đầu vào bài toán:
- Hệ thống phần mềm số hóa quy trình sản xuất trang trại
- Hệ thống IoT giám sát nông nghiệp thông minh
- Tập ảnh qua camera và smartphone gắn tại vườn
- Tập mẫu gán nhán 100.000 tập mẫu
Thuật toán: Supervised learning dự đoán đầu ra (outcome) của một dữ liệu mới (new input) dựa trên các cặp (input, outcome) đã biết từ trước. Cặp dữ liệu này còn được gọi là (data, label), tức (dữ liệu, nhãn).
Đầu ra bài toán: Phát hiện điểm dị thường trong cây trồng như thiếu nước, thừa nước, sâu bệnh, các vấn đề dinh dưỡng các hàm lượng trong cây.
PHÂN TÍCH SÂU BỆNH CÂY TRỒNG VẬT NUÔI Nextfarm DeepX Platform
Bài toán giải quyết: Phát hiện các vật nuôi có vấn đề bất thường thường hoặc đếm số lượng vật nuôi qua camera, phân tích nguồn nước cho thủy hải sản.
Đầu vào bài toán:
- Hệ thống phần mềm số hóa quy trình sản xuất trang trại
- Hệ thống IoT giám sát nông nghiệp thông minh
- Tập ảnh qua camera và smartphone gắn tại trang trại
- Tập mẫu gán nhán 10.000 tập mẫu
Thuật toán: Supervised learning dự đoán đầu ra (outcome) của một dữ liệu mới (new input) dựa trên các cặp (input, outcome) đã biết từ trước. Cặp dữ liệu này còn được gọi là (data, label), tức (dữ liệu, nhãn).
Đầu ra bài toán: Phát hiện điểm dị thường trong nguồn nước với thủy hải sản, hay dị thường về dáng đi con lợn con gà trong 1 khoảng thời gian, chẩn đoán nguồn nước cho ngành thủy hải sản.
NỀN TẢNG DỰ BÁO SẢN LƯỢNG Nextfarm DeepX Platform
Bài toán giải quyết: Dự báo sản lượng nông nghiệp qua drone flycam hoặc qua hình ảnh vệ tinh
Đầu vào bài toán:
- Hình ảnh qua Flycam và Vệ tinh
- Hệ thống IoT giám sát nông nghiệp thông minh
- Tập mẫu gán nhán 10.000 tập mẫu
Đầu ra bài toán: Dự báo sản lượng của một vùng qua flycam hoặc phân tích dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh đẩy xuống.
Một số mô hình chuyển đổi số cho nông nghiệp thành công tại Việt Nam
Nextfarm hợp tác thành công với Viettel:
Loại cây: Dưa Kim Hoàng Hậu, Thọ Xuân, Lam Sơn Thanh Hóa:
Hình ảnh trên là anh Tùng ở Lam Sơn Thanh Hóa, đầu tư 1.5 ha nhà màng, trồng dưa kim hoàng hậu, một người trồng rất nổi tiếng ở khu vực miền bắc về dưa kim hoàng hậu, anh đã áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh, hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động dựa vào thu thập dữ liệu cảm biến môi trường, dinh dưỡng để điều tiết tưới cho cây trồng.
Loại cây: Dâu Tây, Cao Bằng:
Còn đối trồng Dâu Tây thì không ai ở Cao Bằng không biết chị Đoàn Thu Trà, người đưa Dâu Tây Cao bằng nên một tầm mới bằng công nghệ, ứng dụng các giải pháp Nông nghiệp trồng dâu tây cho trang trại 5 ha của mình.
Loại cây: Dưa lưới – Kim Long Farm Vũng Tàu:
Trong giới trồng dưa lưới chắc chắn không ai không biết anh Đàm Xuân Hải, xuất thân từ dân tài chính nhưng bén duyên Nông nghiệp từ những năm 2014 đến nay, trồng dưa lưới rất thành công, có 5 trang trại trải dài suốt cả nước, diện tích mỗi khu là 1,5 ha đến 2 ha, toàn bộ đều được điều khiển bằng hệ thống IoT Nông nghiệp, nhất là với dưa lưới, việc điều tiết dinh dưỡng sai sẽ là vấn đề, kiểm soát môi trường sâu bệnh luôn phải kiểm soát liên tục
Loại cây: Dưa leo Baby – Cực Bắc của Tổ Quốc:
Một trong những case study nữa của những người nông dân khi áp dụng công nghệ tương đối thành công ở Cực Bắc Tổ Quốc là Hà Giang, anh Vình, xuất thân từ cuộc sống tài xế đường dài, nhưng vì lý do yêu thích nông nghiệp, anh cũng đã đầu tư Nông nghiệp và hiện tại có những bước đầu thành công, tuy khó khăn nhưng anh vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu áp dụng Nông nghiệp thông minh vào trang trại của mình
Và còn rất nhiều các case study trải dài các miền của Tổ quốc, hàng ngày, hàng tháng hàng năm vẫn âm thâm chuyển đổi số trong Nông nghiệp
Ngoài ra, NextVision còn cung cấp phần mềm CRM NextX CRM hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và chăm sóc khách hàng toàn diện. Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng NextX CRM là giải pháp giải quyết bài toán chuyển đổi số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã…
Nguồn:https://www.nextfarm.vn/chuyen-doi-so-cho-nong-nghiep-mot-so-mo-hinh-tieu-bieu Copy link