A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022

Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân; là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế.

Theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là một trong những nội dung cần thiết và quan trọng hiện nay, nhất là trong việc đồng hành cùng Chính phủ để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình chuyển đổi số quốc gia góp phần thực hiện đạt các mục tiêu của Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.

Ngày 31/12/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ban hành Kế hoạch chuyển đổi số nhằm:

- Khởi động Chương trình chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị thuộc ngành và tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp.

- Đề ra định hướng, phương án, lộ trình triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số thống nhất, hiệu quả.

Trong đó, tập trung thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2022. Lựa chọn ít nhất từ 1 - 2 nội dung/hoạt động chuyển đổi số trong từng lĩnh vực chuyên ngành để triển khai trong năm 2022 (trong đó, lựa chọn một số nội dung ưu tiên thuộc lĩnh vực chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi để thực hiện trước).

Với các mục tiêu:

- 100% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4 được xác thực một lần; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt 70%; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Hoàn thành số hóa cập nhật dữ liệu tối thiểu 60% kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ (không bao gồm nội dung mật) được ký số, gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, chia sẻ với Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia.

- 80% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, 100% máy chủ, máy trạm của Bộ được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin; Xây dựng kịch bản, phương án ứng cứu sự cố mất an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng của Bộ; tổ chức từ 1- 2 cuộc diễn tập ứng phó với sự cố gây mất an toàn thông tin; 100% hệ thống thông tin được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. 6. 80% cán bộ, công chức, viên chức của Bộ được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số; trong đó 10% được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên sâu kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc nhóm 10 bộ, ngành dẫn đầu về chuyển đổi số theo Bộ Chỉ số chuyển đổi số cấp Bộ (DTI) năm 2022.

Và trong năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện chuyển đổi số gồm 04 nội dung:

1. Xây dựng và phát triển nền tảng cho chuyển đổi số:

- Chuyển đổi nhận thức

- Kiến tạo thể chế

- Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số

 Hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số,... Trước mắt, ưu tiên các nội dung sau:

+ Lĩnh vực Trồng trọt: Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Ban hành hướng dẫn cấp, quản lý mã số vùng trồng. Số hóa quy trình cấp để triển khai cấp mã số vùng trồng trực tuyến (online).

+ Lĩnh vực Chăn nuôi: xây dựng cơ sở dữ liệu về thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi.

+ Lĩnh vực Thủy sản: Xây dựng bộ Cơ sở dữ liệu địa lý (GeoDatabase), cơ sở dữ liệu quản lý vùng nuôi trồng thủy sản.

+ Lĩnh vực Lâm nghiệp: Xây dựng cơ sở dữ liệu rừng ven biển, tích hợp vào Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp.

+ Lĩnh vực Chế biến và Phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản: Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ điều hành cung cầu nông sản, dự báo thông tin thị trường xuất khẩu các nông sản chủ lực.

+ Lĩnh vực Quản lý Xây dựng công trình: Xây dựng cơ sở dữ liệu các dự án đầu tư xây dựng công trình (thủy lợi) phục vụ giám sát thi công.

+ Lĩnh vực Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thủy sản: Xây dựng cơ sở dữ liệu chế biến, kinh doanh, quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản.

Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành triển khai kết nối, liên thông các nền tảng dữ liệu số thông qua các hệ thống, nền tảng chia sẻ, tích hợp của Bộ (LGSP), của quốc gia (VDXP, NGSP)

2. Phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản điều hành; hệ thống thông tin báo cáo của Bộ để kết nối, truyền dữ liệu đến hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

- Hoàn thiện, tích hợp Cổng dịch vụ công vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ, triển khai đến tất cả các đơn vị có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính, liên thông với Hệ thống hải quan một cửa quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) các đơn vị thuộc Bộ.

- Triển khai số hóa, tài liệu lưu trữ của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ.

- Hoàn thiện việc chuyển đổi số trong công tác theo dõi đánh giá kế hoạch ngành và theo dõi đánh giá đầu tư công của Bộ, 100% các đơn vị báo cáo trực tuyến qua hệ thống CSDL.

3. Phát triển kinh tế số nông nghiệp

- Xây dựng thí điểm từ 02 đến 03 mô hình mẫu về sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh có quy mô vùng, công nghiệp; mô hình “Làng chuyển đổi số, xã chuyển đổi số”.

- Tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, tài trợ, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, tạo ra các dịch vụ nội dung số về nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ xã hội, phát triển nền kinh tế số.

 - Đẩy mạnh các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản, phát triển ngành nghề, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn trên nền tảng trực tuyến (Diễn đàn kết nối nông sản 970) và trên cơ sở dữ liệu cung cầu của các Tổ công tác của Ban chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, các Bộ, ngành và địa phương.

 4. Phát triển nông dân số, nông thôn số

- Phối hợp với các Bộ, ngành triển khai chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông dân.

- Xây dựng chương trình khung đào tạo về công nghệ số, chuyển đổi số cho hệ thống các trường đào tạo thuộc Bộ.

 - Xây dựng các Câu lạc bộ cộng đồng “Kết nối chuyển đổi số”.


Nguồn:https://sonnptnt.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/sonnptntlibrary/siteofnnvptnt/noidungrss/quyhoachkehoach/5275 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 207
Hôm qua : 293
Năm 2024 : 208.049
Năm trước : 296.797
Tổng số : 795.356