A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh công tác phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum với lợi thế có nhiều ao hồ và các hồ thủy điện, thủy lợi có diện tích mặt nước lớn, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với các địa phương vận động, hỗ trợ người dân phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 13/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Căn cứ Quyết định 864/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có tổng diện tích ao hồ nhỏ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum khoảng 889 ha, diện tích nuôi trồng trên các lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi lớn khoảng 567 ha. Ước tính trong 11 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng thuỷ sản các loại ước đạt 5.916 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3.986 tấn; sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.930 tấn. Với 317 lồng, bè nuôi thủy sản, trong đó, huyện Ia H’Drai có số lượng lồng nuôi nhiều nhất với 112 lồng, tiếp đến là huyện Đăk Hà với 70 lồng, huyện Sa Thầy có 45 lồng, huyện Kon Plông có 32 lồng, thành phố Kon Tum có 27 lồng, huyện Đăk Tô có 23 lồng, huyện Kon Rẫy có 6 lồng và huyện Ngọc Hồi có 2 lồng.

Các loài thủy sản được nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại thủy sản truyền thống như cá rô phi, cá diêu hồng, cá thác lác cườm, cá lăng. Hầu hết, các hộ nuôi cá lồng, bè đều có liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm nên khá thuận lợi về đầu ra, tạo ra nhiều việc làm và mang lại thu nhập ổn định.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng thủy sản, trong thời gian qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức các lớp tập huấn về phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi các loại thủy sản là đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, gắn nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác và phát triển du lịch để cải thiện sinh kế, đa dạng nguồn thu cho người dân.

Nhiều địa phương của tỉnh ngày càng chú trọng tuyên truyền, vận động người dân khai thác tiềm năng, lợi thế mặt nước hiện có trên địa bàn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Hình thức nuôi được dịch chuyển từ quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm rủi ro; từ đó, mang lại thu nhập cao cho người dân.

PhạmMạnh Cường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 7
Hôm qua : 535
Năm 2024 : 78.265
Năm trước : 296.797
Tổng số : 665.572