A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thẩm định Phương án phòng chống lũ, lụt của đập thủy điện Sê San 3A thuộc địa phận tỉnh Kon Tum

Chiều ngày 25/5, tại Hội trường Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức họp thẩm định thẩm định Phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du đập thủy điện

Quang cảnh buổi thẩm định

Tham dự và chủ trì cuộc họp có đồng chí Văn Tất Cường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Ia H'Drai, Chi cục Thủy lợi, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Sê San 3A.

Công trình Thủy điện Sê San 3A nằm trên sông Sê San thuộc  địa bàn xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum và xã Ia Khai, huyện Ia Grai, huyện Chư Păk, tỉnh Gia Lai. Thủy điện Sê San 3A được xây dựng theo hình thức đập dâng tạo cột nước để phát điện, công suất lắp máy 108MW, điện lượng trung bình năm 479,3 triệu KWh.

Theo đó, Phương án đã xác định được vị trí đo mực nước hạ lưu thuộc địa bàn xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai tại khu vực qua sông đối diện với bến đò Làng Nú, Làng Dom và Làng Tung, những nơi mà người dân thường xuyên qua lại, thông thoáng, dễ quan sát cao trình xây dựng của toàn bộ quá trình diễn biến ngập khi hồ chứa xả lũ.

Cũng tại Phương án xác định các mốc mực nước hạ lưu tương ứng với lưu lượng dòng chảy theo tần suất, thời gian mức nước hạ lưu đạt đỉnh kể từ ngày bắt xả lũ; đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó trong các tình huống vỡ đập gây ngập lụt vùng hạ du; xác định trách nhiệm của từng cơ quan trong việc phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn,... nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các đơn vị tại cuộc họp, tiếp thu giải trình của chủ đập; đồng chí chủ trì kết luận, cơ bản thống nhất Phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Sê San 3A lập đúng với quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, để phương án được hoàn thiện và làm cơ sở trình UBND tỉnh Kon Tum xem xét, phê duyệt, đề nghị đơn vị bổ sung thêm phần tổng quan về khu vực cần nghiên cứu như đặc điểm khí tượng thủy văn, tình hình dân sinh, kinh tế, ... trong những năm qua; rà soát hiệu chỉnh số liệu tính toán xác định vùng ngập cho phù hợp; các mốc cảnh báo phải được xây dựng sau khi phương án được phê duyệt, bàn giao và hướng dẫn địa phương theo dõi thực hiện; rà soát Quy chế phối hợp giữa chủ đập với chính quyền địa phương, ...../

Bùi Đức Trung


Tác giả: Sở NN & PTNN KonTum
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 5
Hôm nay : 5
Hôm qua : 261
Năm 2024 : 177.067
Năm trước : 296.797
Tổng số : 764.374