A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19”

Chiều 12/3, tại Hà Nội Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với ngành nông nghiệp do tác động của dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.

Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh

Tại điểm cầu tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp chủ trì; đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh,…

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,34 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 4,3 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2019. Thặng dư thương mại 2 tháng đạt 1,02 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.  

Dự báo thời gian tới, kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm. Các nền kinh tế chủ chốt đối mặt với nhiều khó khăn. Sự bùng phát của dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới,…

Trong nước, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là: (1) tác động biến đổi khí hậu xuất hiện ngay từ đầu năm gây ra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL ảnh hưởng tới trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; (2) bệnh dịch tả lợn Châu Phi tuy có giảm mạnh nhưng chưa được khống chế hoàn toàn nên vẫn gây khó khăn cho công tác tái đàn, cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam khi tổng đàn gia cầm hiện nay đang rất lớn; (3) thị trường nhiều mặt hàng nông sản vẫn có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn,… Nguy hiểm hơn, dịch Covid-19 đã thành đại dịch, gây ra 2 vấn đề bao trùm đó là đe dọa sức khỏe, tính mạng người dân trên toàn cầu và làm rối loạn nền kinh tế thế giới. Dịch này tác động đến hầu hết các quốc gia. Nhiệm vụ đặt ra lúc này phải cố gắng hạn chế thấp nhất, đồng thời đảm bảo tăng trưởng.

Trước những thách thức trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để các cơ quan Trung ương và địa phương cần tập trung triển khai thực hiện: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế vùng, trên cơ sở tăng tỷ trọng nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả; hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Phương án chuyển đổi phương thức kinh doanh các ngành hàng nông lâm thủy sản, theo hướng nâng cao giá trị xuất khẩu; tăng cường triển khai công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tiếp cận các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài; tiếp tục triển khai các Đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa phương trọng điểm của Trung Quốc, ngay sau khi phía Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 và công bố mở cửa lại bình thường; chuẩn bị sẵn cả phương án, kịch bản nhu cầu nông sản, thủy sản của nhiều địa phương có dịch Covid-19 sẽ tăng cao sau khi hết dịch; tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ trong nước (ưu tiên thị trường nội địa) thông qua hệ thống kết nối thu mua nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân,…

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 47
Hôm qua : 1.178
Năm 2024 : 87.457
Năm trước : 296.797
Tổng số : 674.764