Thứ hai, 20/05/2024 - 01:44
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến về“Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp”

Sáng 21/2 tại Hà Nội,

 

Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh Kon Tum

Hội nghị đã tập trung đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn với chương trình khoa học công nghệ quốc gia với các chương trình đầu tư, chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp; đặc biệt là việc thu hút các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản, cơ giới hóa nông nghiệp tại vùng, địa phương trọng điểm phát triển nông nghiệp,...

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 năm trở lại đây cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, tại nhiều địa phương đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi (tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây nông nghiệp đạt 94%; khâu gieo, trồng đạt 42%...). Nhờ đó, đã nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của toàn ngành.

Tuy nhiên, đã chỉ ra những khó khăn, tồn tại của ngành chế biến nông sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là những thách thức về hội nhập quốc tế sâu rộng và tác động của biến đổi khí hậu đã đe dọa trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, …

Cùng với su hướng phát triển chung, tỉnh Kon Tum đã hình thành và phát triển công nghiệp chế biến nông sản góp phần làm chuyển đổi tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, cụ thể: 10 cơ sở thu mua và chế biến cà phê nhân, 27 cơ sở chế biến cà phê bột đạt khoảng trên 120 tấn bột/năm và 03 cơ sở chế biến cà phê bột, hòa tan đạt khoảng 05 tấn cà phê hòa tấn/năm; 10/11 nhà máy đã đi vào hoạt động có tổng công suất thiết kế các nhà máy chế biến cao su này đạt trên 60.000 tấn/năm và có 01 nhà máy chế biến sâu tại khu công nghiệp Hòa Bình chế biến ra dây thun khoanh; 6/8 Nhà máy chế biến tinh Bột sắn đã đi váo hoạt động và 01 nhà máy chế biến cồn Ethanol,…

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận và đáng giá cao những kết quả đạt được của bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua; đồng thời yêu cầu tiếp tục tham mưu các giải pháp chỉ đạo triển khai phát triển có hiệu quả cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.../.

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 14
Hôm qua : 346
Năm 2024 : 95.096
Năm trước : 296.797
Tổng số : 682.403