A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo tiềm năng phát triển cây Măc ca trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Hữu Tháp - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cùng các doanh nghiệp, nông dân trên địa bàn tỉnh.

Cây Măc ca được đưa về trồng tại tỉnh Kon Tum bắt đầu từ năm 2012- 2013. Đến nay, tổng diện tích cây Mắc ca trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum đạt khoảng 300 ha, trong đó: Trồng thuần khoảng 200 ha và trồng xen khoảng 100 ha. Sản lượng thu bói ước đạt 30 tấn. Diện tích trồng xen chủ yếu trong vườn cà phê, cây ăn quả và hàng rào quanh vườn.

Các giống Mắc ca được trồng chủ yếu là các dòng: H2, OX, OC, DAD, A4, A38, 508, 246, 842, 816, 695, 741, 800, 849, 699, 695, 246, Quế Nhiệt…Trong đó ưu thế vượt trội là các dòng: A38, 842, 816, 246,… Hiện nay, sản phẩm hạt Măc ca chủ yếu bán cho thương lái. Giá bán bình quân khoảng 100.000-150.000đ/kg hạt.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định với điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở tỉnh Kon Tum, cây Mắc cao phù hợp để phát triển mở rộng diện tích; là cơ hội tiếp cận với những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như cây Mắc-ca. Nhưng, để giải quyết những khó khăn, thách thức hiện tại trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng tại tỉnh Kon Tum thì cần có những giải pháp vừa mang tính chiến lược, có lộ trình, phát triển theo hướng bền vững và cần thực hiện một số giải pháp sau:

Rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển Mắc-ca ở Kon Tum vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị hàng hóa nhằm thu hút các dự án đầu tư mở rộng sản xuất theo cánh đồng lớn Mắc-ca. Trên cơ sở quy hoạch, nghiên cứu ban hành các chính sách phục vụ phát triển Mắc-ca bền vững, nhất là tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với Mắc-ca Kon Tum.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để tuyển chọn, xác định cơ cấu giống phù hợp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nhất là nông nghiệp công nghệ cao đối với các sản phẩm từ Mắc-ca; chuyển giao quy trình kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây Măc ca cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng chỗi liên kết từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hạt Măc ca.

Có chính sách miễn thuế đất trong vòng 10 năm và hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm từ Mắc-ca; chính sách hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất Mắc-ca theo phương thức chuỗi giá trị.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu tham dự còn được nghe lãnh đạo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng đại diện Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên trình bày một số nội dung: Tiềm năng và giá trị kinh tế của cây mắc ca, chuỗi giá trị ngành mắc ca Việt Nam, chính sách hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 255
Hôm qua : 345
Năm 2025 : 5.021
Năm trước : 210.880
Tổng số : 803.208