Thứ hai, 20/05/2024 - 03:47
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PCT UBND tỉnh làm việc về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thuộc lĩnh vực ngành quản lý

Chiều 21/2, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp đã có buổi làm việc với Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham dự có các đồng chí trong Ban Giám đốc, thủ trưởng các đơn vị thực thuộc và các Phòng chuyên môn thuộc Sở; ngoài ra có đại diện các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý.

Quang cảnh buổi làm việc

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Sở báo cáo công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ về tăng cường công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng nhất là công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2019-2020 và đã tuyên truyền được 62 lần với 2.797 lượt người tham gia; phân công lực lượng trực PCCCR theo quy định; thông báo cấp dự báo cháy rừng định kỳ 10 ngày/lần đến các cơ quan, địa phươngđơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra, truy quét tại các điểm nóng được 13 đợt (cấp huyện: 01 đợt, cấp xã: 12 đợt); phát hiện 03 vụ vi phạm với khối lượng gỗ tịch thu 9,326 mgỗ quy tròn các loại,…

Hiện trên địa bàn tỉnh có 43 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản, trong đó: 19 cơ sở có hoạt động kinh doanh, không có hoạt động chế biến lâm sản, hiện có 09 cơ sở đang tạm ngừng hoạt động; 24 doanh nghiệp có xưởng chế biên lâm sản, hiện có 11 cơ sở đang tạm dừng hoạt động.

Về Đề án đầu tư phát triển dược liệu, đến nay đã tham mưu cho UBND tỉnh giao rừng, cho thuê rừng để trồng Sâm Ngọc linh, dược liệu khác dưới tán rừng đối với 09 doanh nghiệp với tổng diện tích 7.481,3 ha.

Trong đó diện tích phát triển Sâm Ngọc Linh đạt 616 ha (các doanh nghiệp trồng mới tập trung khoảng 586 ha, người dân trồng phân tán khoảng 30 ha); một số loại cây dược liệu hữu cơ như Hồng Đẳng sâm, Đương quy, Nghệ vàng, Gừng, Ngũ vị tử, Giảo cổ lam, Lan Kim tuyến, Bo bo... phát triển tốt, với diện tích các vùng trồng dược liệu khoảng 1.300 ha, sản lượng khoảng gần 5.000 tấn. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua mạng lưới thương lái, một phần được các doanh nghiệp chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh thu.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, đến nay đã tổ chức đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản phẩm OCOP cho 25 chủ thể phát triển sản phẩm là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ đăng ký kinh doanh; đào tạo cấp chứng chỉ nâng cao năng lực quản lý Chương trình OCOP cho 37 công chức OCOP cấp tỉnh, huyện, xã,… Đặc biệt đã tổ chức đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh được UBND tỉnh công nhận 19 sản phẩm đạt loại 3-4 sao.

Đến nay, hình thành và đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen, Kon Plông với nguồn lực đầu tư hạ tầng đến tháng 8/2019 đạt 26,2 tỷ đồng, thu hút 07 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đầu tư 133 tỷ đồng (03 dự án đã có sản phẩm như cà chua, rau các loại, dưa leo,...); đang phối hợp hoàn thiện Đề án thành lập Khu Nông nghiệp công nghệ cao Đăk Hà; xây dựng Đề án thành lập Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Kon Tum tại thôn Thanh Trung, Phường Ngô Mây, TP Kon Tum,...

Bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế về chậm hình thành Khu nông nghiệp công nghệ cao; việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp chưa hiệu quả nên chưa tạo lan tỏa trong cộng đồng; chưa tập trung hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác là “hạt nhân’’ để làm cầu nối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp “trụ cột” trong chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao chưa được tiếp cận nhiều các chính sách liên quan,...

Sau khi nghe báo cáo tình hình triển khai, những khó khăn vướng mắc và đề xuất kiến nghị của ngành; ý kiến của các thành viên tham dự buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ghi nhận kết quả ngành trong thời gian qua, đồng thời cũng đề nghị tiếp tục đoàn kết thực hiện tốt các nhiệm vụ trong thời gian đến, cụ thể: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng - phòng cháy chữa cháy rừng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tiếp tục tham mưu chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, Đề án phát triển dược liệu, Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê chè vùng Đông Trường Sơn, Chương trình mỗi một sản phẩm ... Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020; quản lý, phòng chống sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi,...

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 46
Hôm qua : 346
Năm 2024 : 95.128
Năm trước : 296.797
Tổng số : 682.435