A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai nhiệm vụ Chương trình mỗi xã một sản phẩm và thực hiện các lĩnh vực đột phá

15 giờ chiều 27/02, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị về triển khai nhiệm vụ Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020 và Tổ chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực đột phá trong nông nghiệp.

Đ/c chủ trì chỉ đạo tại hội nghị

Tham dự Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Văn phòng Điều phối CTMTQG XDNTM tỉnh; thành viên Tổ chỉ đạo thực hiện lĩnh vực đột phá trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum; các cơ quan đơn vị được phân công nhiệm vụ tại Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm; các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP được công nhận 2019.

Theo báo cáo, trong năm 2019 tổ chức đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản phẩm OCOP; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án; kết nối với các đối tác tiêu thụ sản phẩm (hệ thống thương mại điện tử, chuỗi tiêu thụ của hệ thống siêu thị BigC; các huyện, thành phố đã tích cực phối hợp các đơn vị tư vấn giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP xây dựng hệ thống nhận diện sản phẩm (nhãn mác, bao gói, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sở hữu nhãn hàng hóa, truyền thông sản phẩm) và chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chí sản phẩm OCOP; tổ chức thi, đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh, kết quả có 19 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm  cấp tỉnh (trong đó có 02 sản phẩm đạt 04 sao; 17 sản phẩm đạt 03 sao).

Năm 2020, tiếp tục tổ chức các hoạt động theo khung Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP tại Quyết định số 1392/QĐ-UBND, ngày 12/12/2018 của UBND tỉnh; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP để cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về Chương trình OCOP, về sản phẩm OCOP trên Hệ thống tem điện tử thông minh; chọn sản phẩm OCOP được phân hạng sao quốc gia để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển, cải tiến và nâng câp về quy mô, chất lượng để tiến đến xuất khẩu.

Trên cơ sở Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 09-01-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về triển khai thực hiện các lĩnh vực đột phá trong năm 2019”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 09-01-2019 và tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết, thành lập Tổ Chỉ đạo thực hiện, thành lập Đoàn kiểm tra, đôn đốc thực hiện lĩnh vực đột phá trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum; đến nay đã công nhận được 02 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen, huyện Kon Plông và Vùng sản xuất cà phê vối ứng dụng công nghệ cao Đăk Hà).

Hình thành và đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen, Kon Plông với nguồn lực đầu tư hạ tầng, tính đến tháng 8/2019 đạt 26,2 tỷ đồng, thu hút 07 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đầu tư 133 tỷ đồng. Công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với Công ty TNHH Việt Khang Nông, huyện Kon PLông; xây dựng được 07 cánh đồng lớn với 4 loại cây trồng là cà phê, mía, ngô sinh khối, lúa nước tại các huyện theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm,....

Tổ chức ký kết chương trình hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực với Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quốc tế TP HCM trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ cơ khí - tự động hóa, khoa học xã hội và nhân văn, môi trường; UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 31 dự án cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 7.194,586 tỷ đồng,...

Sau khi nghe báo cáo cũng như ý kiến tham gia, nhất là ý kiến về liên kết sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp,....đồng chín Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương, ghi nhận kết quả đạt được trong thời gian qua; đồng thời yêu cầu các đơn vị, địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành và tổ chức triển khai Đề án xác định khung giá rừng và định giá rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum để làm cơ sở cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuê rừng trồng dược liệu,....

Tiếp tục củng cố, kiện toàn Bộ máy chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chương trình OCOP tại cấp huyện, cấp xã; tiếp tục thực hiện mô hình liên kết, sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; đối với các tổ chức, cá nhân đã có sản phẩm được công nhận sao Chương trình OCOP tuân thủ các cam kết về chất lượng của sản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt sao của Chương trình OCOP,...

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 8
Hôm nay : 332
Hôm qua : 1.178
Năm 2024 : 87.742
Năm trước : 296.797
Tổng số : 675.049