HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA BÃO
Để chủ động ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết từ nay đến cuối năm và khắc phục hậu quả do mưa, bão, ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi trồng thuỷ sản; người nuôi thủy sản cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:
I. Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
- Đối với môi trường nước
- Định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi bột hòa với nước tạt đều xuống ao nuôi để khử trùng và diệt mầm bệnh, liều lượng là từ 1 – 2kg/100m2. Đối với lồng nuôi treo từ 3-4 túi vôi/lồng (10-15 kg/túi) tại các góc lồng.
-Theo dõi diễn biến thời tiết, màu nước, độ pH (6,5 – 8,5) của nước để kịp thời điều chỉnh.
- Sử dụng chế phẩm EM gốc pha chế thành EM5 dùng xử lý đáy ao với liều lượng là 5L EM5/1000m2, định kỳ 2lần/tháng.
- Khi môi trường nước nuôi bị ô nhiễm hay có những biến đổi bất thường do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều giúp tảo phát triển mạnh; tảo độc phát triển nhiều cần thay nước hoặc dùng một số các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi như: TA- Gold, Zeofish,…. Hoặc sử dụng Vicato, BKC 80%,… để xử lý tảo và ổn định môi trường ao nuôi, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu oxy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng để tăng cường oxy cho nước ao, lồng nuôi.
2.Chăm sóc và phòng bệnh cho cá
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm, định kỳ 2 lần/tháng bổ sung vitamin Ctrộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 – 5 g/100 kg cá nuôi.
- Kết hợp phòng bệnh cho cá, bằng cách định kỳ 1 lần/thángtrộn tỏi tươi xay nhuyễn trộn vào thức ăn với liều lượng 50 g/100 kg cá cho cá, cho ăn liên tục 3 – 5 ngày hoặc sử dụng thuốc Tiên Đắc 20g/100 kg cá cho ăn 3-5 ngày liên tục. Hoặc dùng chế phẩm EM tỏi cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá với liều lượng là 1lít EM tỏi/10 kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn sau đó với cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục; khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.
- Thường xuyên quan sát hoạt động của cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
- Dùng lá xoan bó thành từng bó thả xuống ao để diệt trùng mỏ neo với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước hoặc dùng chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá xoan để diệt ký sinh trùng phòng bệnh cho cá.
II. Chủ động các biện pháp khi mưa bão xảy ra
- Trước khi có bão
- Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa số cá đạt kích cỡ thương phẩm.
- Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ. Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài.
- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước, vôi, thuyền, phao cứu sinh,...) cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn, lồng lưới,kịp thời bổ sung oxy cho cá khi có tình huống xấu xảy ra và
2. Biện pháp khắc phục sau bão
- Xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao, lồng nuôi thâm canh có mật độ cao.
- Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp (nếu cần thiết).
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm,bổ sung vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn; thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Sử dụng hoá chất hoặc chế phẩm sinh học để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão tan.
- Nếu có hiện tượng cá chết hàng loạt cần báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lýchuyên ngành địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống và khử trùng tiêu độc nguồn nước theo quy định./.
(Nguồn: Kỹ thuật thủy sản - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)