A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện Kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2025 của BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

Để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống của nhân dân vùng giáp ranh Khu bảo tồn, giải quyết được một phần mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội gắn với quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là phát huy được nguồn nhân lực tại địa phương vào công tác quản lý bảo vệ rừng thông qua hoạt động giao khoán bảo vệ rừng luôn được BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh quan tâm thực hiện;

Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch tại Quyết định số 939/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Phương án bảo vệ rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, đơn vị đã tiến hành lập Kế hoạch giao khoán 15.001,6 ha rừng giai đoạn 2021-2025 cho 35 cộng đồng của 6 xã và 01 thị trấn vùng đệm Khu bảo tồn; trong đó có rừng đặc dụng là 14.923,67 ha; rừng sản xuất là 77,93 ha; đơn giá khoán là 400.000 đ/ha/năm.

Vị trí rừng giao khoán gần nương rẫy, khu vực có nguy cơ xâm hại cao, khu vực giáp ranh thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng; lập kế hoạch làm việc với chính quyền địa phương cấp xã, thị trấn nơi thực hiện dự án, từ đó đi đến thống nhất từ chủ trương của UBND tỉnh đến sự đồng thuận của của giữa đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương và cộng đồng nhận khoán về số lượng cộng đồng tham gia nhận khoán, diện tích nhận khoán để đảm bảo sự hài hòa trong thu nhập giữa các cộng đồng nhận khoán.

 

Chỉ đạo Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế, các Đội bảo vệ rừng phối hợp các cộng đồng nhận khoán xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của từng dân tộc tại địa phương, thực hiện chế độ báo cáo và kết quả tuần tra bảo vệ rừng hàng tuần.

Mặc dù thời gian thực hiện giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021-2025 được thực hiện chưa lâu nhưng do được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo sự đồng thuận cao giữa đơn vị, chính quyền địa phương và cộng đồng nhận khoán; qua kiểm tra diện tích rừng giao khoán kết quả thực hiện việc bảo vệ rừng của các cộng đồng nhận khoán bước đầu đã đảm bảo yêu cầu đặt ra; các cộng đồng nhận khoán tự giác tổ chức phân công lực lượng tuần tra bảo vệ rừng theo kế hoạch đã được lập, ghi chép đầy đủ đồng thời báo cáo kết quả tuần tra bảo vệ rừng tại các cuộc họp giao ban hàng tháng tại UBND các xã, thị trấn; việc tuần tra bảo vệ rừng dần đi vào khuôn khổ. Bên cạnh đó lực lượng chuyên trách về bảo vệ rừng của đơn vị thường xuyên phối hợp tuần tra, giám sát, bám địa bàn được phân công; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân nên tình trạng khai thác gỗ, lâm sản phụ, cơi nới, lấn chiếm đất rừng để sản xuất giảm cả về số vụ, quy mô và tính chất.

Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới dự báo còn nhiều phức tạp vì đời sống của người dân còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyển rừng, chính vì vậy cần tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác QLBV rừng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành Luật Lâm nghiệp. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền địa phương cơ sở trong việc kiểm tra giám sát các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng; kịp thời nghiệm thu, thanh toán tiền công nhận khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng nhận khoán đúng thời gian quy định nhằm ổn định về đời sống, khuyến khích người dân yên tâm gắn bó với nhiệm vụ bảo vệ rừng./.

Trần Hữu Thao


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 212
Hôm qua : 345
Năm 2025 : 4.978
Năm trước : 210.880
Tổng số : 803.165