A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống ngập lụt, úng đề phòng ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Ngày 27/11/2021, Tổng Cục Thủy lợi có Công điện số 2202/CĐ-TCTL-QLCT gửi Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; Giám đốc các Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5, 8; Giám đốc Ban Quản lý dự án các tỉnh, thành phố đang quản lý các dự án sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới hồ chứa về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, phòng, chống ngập lụt, ủng đề phòng ảnh hưởng của mưa lớn khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc rãnh áp thấp nâng trục chậm lên phía Bắc kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên từ ngày 27/11 đến ngày 30/11, ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa phổ biến 300-500 mm, có nơi trên 600 mm; khu vực Tây Nguyên, các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ đêm 27/11 đến ngày 30/11, ở Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to; trong đó, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng mưa phổ biến 150-250 mm, có nơi trên 250 mm; ở Quảng Nam và Quảng Ngãi mưa phổ biến 300-500 mm, có nơi trên 600 mm.
Cầu treo Kon K’Lor
Hiện đã vào giai đoạn gần cuối mùa mưa nên nhiều hồ chứa đã đầy nước sau các đợt mưa liên tiếp, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn công trình. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do mưa lớn gây ra và tăng cường trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2022, Tổng cục Thủy lợi yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung sau:
1. Tổ chức rà soát tình trạng an toàn công trình thủy lợi, mức trữ nước của các hồ chứa thủy lợi để triển khai phương án bảo đảm an toàn phù hợp với tình hình mưa, lũ, đặc biệt lưu ý các hồ chứa đã tích đầy nước, hồ chứa xung yếu và các hồ chứa đang thi công sửa chữa, nâng cấp.
2. Vận hành các hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ phù hợp, trên nguyên tắc đồng thời bảo đảm an toàn công trình, hạn chế ngập lụt vùng hạ du và trữ được lượng nước tối đa theo quy định của quy trình vận hành; thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố.
3. Các hồ chứa đang trữ đầy nước, hồ chứa xung yếu cần chuẩn bị phương án tràn sự cố phù hợp để chủ động thực hiện khi có tình huống mưa lũ nguy cơ gây vỡ đập, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du.
4. Chủ động vận hành các công trình thủy lợi để tiêu thoát nước, bảo đảm phòng, chống ngập lụt, úng hiệu quả cho cây trồng.
5. Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ. Thường xuyên báo cáo tình hình an toàn công trình, vận hành công trình thủy lợi phòng, chống ngập lụt, úng về bộ phận thường trực bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng của Tổng cục Thuỷ lợi.
Nguyễn Mạnh Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 68
Hôm qua : 225
Năm 2024 : 208.135
Năm trước : 296.797
Tổng số : 795.442