A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu BTTN Ngọc Linh.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua Khu BTTN Ngọc Linh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng bằng các phần mềm chuyên ngành và hệ thống định vị GPS, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ 37.553,68 ha rừng và đất lâm nghiệp được giao.
Ứng dụng phần mềm Locus map thay thế cho bản đồ giấy truyền thống
Các bản đồ giấy truyền thống khi lực lượng đi tuần phải mang theo định vị, la bàn, khi cần xác định điểm tọa độ vị trí mất thời gian khá lâu, độ chính xác thấp vì sai số khi thực hiện đo; với sự phát triển của điện thoại thông minh (smartphone), nhiều ứng dụng miễn phí trong sử dụng bản đồ được xây dựng. Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế đã tập huấn, cài đặt phần mềm, đưa cở sở dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng vào phần mềm cho lực lượng tuần tra bảo vệ rừng trong đơn vị để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ, đến này toàn bộ lực lượng bảo vệ rừng đã được cài đặt, hướng dẫn sử dụng thành thạo phần mềm Locus map.
 
Phần mềm có những ưu điểm vượt trội như sau: Ứng dụng chạy trên phần mềm điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Androi, sử dụng trong mọi địa hình, điều kiện không có sóng điện thoại; khả năng định vị và lưu đường đi (tracklog) có sai số thấp, hình ảnh chụp trên tuyến tuần tra từ ứng dụng này được gắn trên tracklog của đợt tuần tra; rất tiện lợi và dễ dàng trong việc ghi dữ liệu tuần tra và trích xuất dữ liệu dưới dạng .gpx như GPS với thao tác trực tiếp trên điện thoại; Tích hợp bản đồ hiện trạng rừng một cách trực quan, sinh động phục vụ công tác tuần tra rừng dể dàng.
Phần mềm Locus map giúp lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, nắm được ranh giới của khu rừng đặc dụng, hướng dẫn người dân tránh xâm hại trong quá trình phát nương làm rẫy, nhanh chóng kịp thời báo cáo thông tin cho lãnh đạo Khu bảo tồn.
Ứng dụng công cụ  SMART trong báo cáo tuần tra quản lý bảo vệ rừng
 SMART là từ viết tắt tiếng Anh của “Spatial Monitoring and Reporting Tool”. SMART là công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra, được xây dựng nhằm cải thiện khả năng thực thi pháp luật và giám sát đa dạng sinh học tại các Vườn quốc gia/Khu bảo tồn. Công cụ SMART có tính ứng dụng cao được phát triển bởi sự hợp tác đa phương giữa các tổ chức bảo tồn và các tổ chức liên quan bao gồm: Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Chương trình giám sát săn bắn Voi trái phép của CITES (CITES-MIKE), Hội động vật Frankfurt (FZS), Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu (GWC), Vườn thú Bắc Carolina (NCZ), Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Hiệp hội Vườn thú Luân Đôn (ZSL) và Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF).
Dưới sự hỗ trợ tập huấn sử dụng của dự án GIZ, tổ chức WWF, Khu BTTN Ngọc Linh đã triển khai ứng dụng SMART kể từ tháng 10/2020. Sau 02 năm triển khai áp dụng SMART Mobile trên thiết bị điện thoại thông minh các cán bộ phụ trách SMART của Khu bảo tồn đã triển khai đến toàn bộ nhân viên của Khu bảo tồn cài đặt và sử dụng công cụ SMART để báo cáo kết quả thực hiện tuần tra, kiểm tra, gắn các cuộc tuần tra, kiểm tra thực hiện báo cáo qua phần mềm SMART,  theo phương pháp thu thập thông tin và số liệu trên hiện trường thông qua SMART Mobile như hiện nay sẽ nhanh chóng và chính xác hơn vì đã có mô hình dữ liệu mẫu được thiết lập sẵn với nhiều trường thông tin khác nhau để thu thập các dữ liệu cần thiết trên thực địa.
 
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng khi bắt đầu thực hiện tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng sử dụng công cụ SMART để nhập thông tin tuần tra, cập nhật thông tin trong qua trình tuần tra, khi kết thúc tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng kết thúc tuyến tuần tra, xuất dữ liệu tuần tra gửi lên nhóm địa chỉ Zalo để cán bộ phòng tổng hợp, định kỳ hàng tháng trong các cuộc họp giao ban cán bộ phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế xuất Báo cáo tự động gửi lãnh đạo đơn vị để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, định hướng nội dung công việc trong thời gian tới.
SMART là công cụ hữu hiệu, đã hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo Khu bảo tồn trong việc quản lý và giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học. Từ đó, lãnh đạo Khu bảo tồn sẽ có hướng chỉ đạo kịp thời nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn của cán bộ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

Lê Hữu Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 796
Hôm qua : 579
Năm 2024 : 70.892
Năm trước : 296.797
Tổng số : 658.199