A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÀI CHÍNH CHO LÂM NGHIỆP

Sáng kiến của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) được thành lập với mục tiêu chấm dứt nạn mất rừng tự nhiên thông qua cung cấp tài chính cho nỗ lực bảo vệ rừng của các quốc gia có qui mô lớn hơn 2,5 triệu ha. Các thành viên của Liên minh (LEAF) gồm 4 chính phủ tài trợ ( Anh, Hoa Kỳ, Na Uy, Hàn Quốc) và 25 Doanh nghiệp như: Burberry; Amazon, Delta, H&M Group... Liên minh  (LEAF) hỗ trợ tài chính cho các Chính phủ cam kết giảm phát thải khí nhà kính (CO2) thông qua việc cam kết giảm mất rừng, suy thoái rừng bằng phương pháp tính tín chỉ carbon.

Ảnh Hội thảo triển khai sáng kiến LEAF tại Hà Nội, ngày 11/8/2023

 

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn CO2 (carbon dioxide) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2 tđ).

Bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Lâm nghiệp) đang triển khai Sáng kiến (LEAF) trên 11 tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng) với tổng quy mô: 3.24 triệu ha rừng tự nhiên.  Sáng kiến (LEAF) chỉ dừng lại hỗ trợ tài chính cho các Chính phủ cam kết giảm phát thải khí nhà kính (CO2) thông qua việc cam kết giảm mất rừng, suy thoái rừng, không đề cập đến việc hấp thụ khí CO2 của rừng và không tính đến diện tích rừng trồng.

Các chuyên gia tư vấn kỹ thuật đã xác định giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn tham chiếu) vùng dự án đã phát thải hơn 18 triệu tấn CO2 từ các hoạt động làm mất rừng và suy thoái rừng.          Trên cơ sở số liệu phát thải giai đoạn 2016-2020 Cục lâm  nghiệp đề xuất lượng phát thải đến năm 2025 còn khoảng 7 triệu tấn CO2 như vậy khối lượng giảm phát thải đề xuất tham gia sáng kiến LEAF là 11 triệu tấn CO2 (tương đương với 11 triệu tín chỉ với giá thoả thuận là 10 USD/tín chỉ).

Các thành viên của Liên minh (LEAF) cam kết hỗ trợ khoảng 1 tỷ đô la (USD) cho Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính thông hạn chế mất rừng, suy thoái rừng hướng đến mục tiêu chấm dứt nạn mất rừng tự nhiên.

Hiện nay Cục lâm nghiệp đang phối hợp với các đơn vị, địa phương lập hồ sơ, nghiên cứu định giá các-bon rừng làm cơ sở đàm phán ký kết các thoả thuận mua bán giảm phát thải (ERPA) nộp cho LEAF. (LEAF)/EMERGENT đang xây dựng dự thảo ERPA. Cục Lâm nghiệp đang tổ chức hội thảo, đánh giá chuyên sâu và xây dựng hồ sơ đăng ký. Dự kiến 2024 khởi động đàm phán ERPA và ký kết ERPA (nếu đàm phán thành công); quý 3 năm 2025 phát hành tín chỉ kỳ đầu cho năm 2021 và 2022.

Ảnh Hội thảo triển khai sáng kiến LEAF tại Kon Tum, ngày 13/10/2023

Thị trường carbon được xem là công cụ hữu hiệu và khả thi thực hiện giảm thiểu tác hại tới môi trường, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các dự án tín chỉ carbon tại Việt Nam còn khá mới mẻ, cần được tuyên truyền sâu rộng để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong việc giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính./.

                                                                                      Hồ Công Vũ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 404
Hôm qua : 535
Năm 2024 : 78.662
Năm trước : 296.797
Tổng số : 665.969