Sau 05 năm thực hiện tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn
Ngày 19/5/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm cho cây trồng phục vụ cơ cấu ngành thủy lợi, theo đó đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng
Theo số liệu thống kê, hiện nay diện tích cây trồng trên cạn áp dụng mô hình tưới nước tiên tiến trên địa bàn tỉnh khoảng 6.451 ha, chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như: cà phê (5.825,91 ha), chanh dây (180,2 ha), rau, đậu các loại (191,43 ha), với hình thức tưới phun mưa (dạng bét) và tưới nhỏ giọt áp dụng công nghệ Israel, trong đó: Tổng số diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của doanh nghiệp là 1.064,87 ha, hợp tác xã là 103,51 ha.
Việc tưới tiết kiệm đã đem lại hiệu quả khá cao trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể: Tăng năng suất cây trồng khoảng 10-30%; giảm chi phí công lao động để tưới và chăm sóc khoảng 50-70%; lượng nước tiết kiệm so với tưới truyền thống khoảng 30-50% tùy từng biện pháp tưới; tăng giá trị sản xuất nông nghiệp/ha khoảng 10-50%,...
Giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hoàn thành một số công trình thủy lợi phục vụ tưới cho cây trồng cạn có gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với diện tích tương đối lớn như hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới cho Khu rau, hoa, quả xứ lạnh trên địa bàn huyện Kon Plông (02 đập dâng kết hợp trạm bơm phục vụ tưới cho 100 ha, 01 đập dâng tưới tự chảy phục vụ tưới cho 76 ha, 04 giếng khoan phục vụ tưới cho 5 ha); huyện Ia H’Drai đang triển khai xây dựng Cụm công trình thủy lợi tại thôn 9, xã Ia Tơi, Hồ chứa nước số 2 trung tâm hành chính huyện Ia H’Drai; công trình thủy lợi hồ chứa nước xã IV (thôn 1, thôn 2, xã Ia Đal); huyện Sa Thầy đã hoàn thành giai đoạn 1 công trình thủy lợi Làng Lung (Đông Hưng) với diện tích tưới khoảng hơn 250 ha, hiện đang triển khai thi công giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành trong năm 2020,...
Để góp phần cho việc sử dụng nước tưới hiệu quả, hợp lý, nhiều chương trình, dự án được quan tâm đầu tư cho người dân, cụ thể: Dự án "Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn - Hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê"; đã triển khai tập huấn tại thị trấn Đăk Hà 55 lớp/2.100 lượt hộ tham gia; Dự án VnSat tỉnh KonTum với mục tiêu giảm tác động giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác lúa gạo, cà phê được triển khai 41 lớp/1.755 lượt hộ tham gia,...
Các doanh nghiệp, Hợp tác xã đã chủ động áp dụng công nghệ tiên tiến để tưới cho các loại cây trồng như Công ty TNHH MTV cà phê 704 diện tích 151ha; Công ty TNHH MTV Cà phê 731diện tích 297,8 ha; Công ty cà phê Đăk Uy 270 ha; Hợp tác xã Pôkô Farms 7,2 ha cà phê; Hợp tác xã Nông nghiệp - Sản xuất và thương mại Sáu Nhung lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa trên diện tích 32,7 ha cà phê; Tổ hợp tác rau an toàn TDP5 10 ha rau hoa,...
Việc áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm bước đầu đã mang lại hiệu quả, có nhiều ưu điểm nổi trội so với tưới truyền thống, nhưng việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế so với tiềm năng. Nguyên nhân là do thiếu quy hoạch gắn với phát triển tưới tiết kiệm nước; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân, tổ chức kinh tế- xã hội để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa tạo động lực; kiến thức của người dân về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; việc tổ chức thực hiện ở địa phương còn thụ động, nhiều địa phương còn chưa triển khai áp dụng được các chính sách; chi phí đầu tư cho áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước khá cao (khoảng 60-70triệu/1ha),...
Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm trong thời gian tới là rất cần thiết. Để triển khai áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm hiệu quả, trong thời gian đến cần triển khai thực hiện một số giải pháp như sau:
- Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch tưới tiến tiến, tiết kiệm và hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc triển khai áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiện; tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nhằm nâng cao nhận thức của người dân để tích cực tham gia áp dụng mô hình, góp phần nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập
- Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, nhất là quan tâm đầu tư cho người dân có đất đai, lao động nhưng thiếu nguồn vốn đầu tư;
- Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa những công trình thủy lợi, nhất là công trình phục vụ vùng sản xuất tập trung, sản phẩm chủ lực;
- Tiếp tục nghiên cứu, bố trí cây trồng phù hợp điều kiện nhiên, trình độ canh tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm,...
Bùi Đức Trung