A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật

Ngày 07/10/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành văn bản số 3362/UBND-NNTN về việc chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật. Triển khai văn bản số 6637/BNN-TY ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật.
 
          Những đốm nhỏ trở thành chất lỏng trong suốt, chuyển mủ rồi tạo thành một lớp vỏ, cuối cùng là khô lại và bong ra
Văn bản nêu: Để chủ động phòng ngừa lây truyền bệnh Đậu mùa khỉ ở động vật và giảm thiểu nguy cơ vi rút Đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố trên cơ sở thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đồng thời tổ chức phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 2550/UBND-KGVX ngày 08 tháng 8 năm 2022([1]); trong đó chú trọng các nội dung sau:
1. Tổ chức thực hiện truyền thông tới người dân và cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhấn mạnh đặc điểm bệnh Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm có thể lây truyền giữa người và các loài động vật linh trưởng, loài gặm nhấm nhỏ và chó nhà; khuyến cáo người dân chủ động thông báo với cơ quan thú y khi phát hiện động vật (bao gồm động vật nuôi và động vật hoang dã) có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh (con vật có các biểu hiện bị bệnh như sốt, bỏ ăn, ăn ít, phát ban và có xuất hiện nhiều mụn nước trên da); khuyến cáo người bị Đậu mùa khỉ không nên vuốt ve, âu yếm, ôm, hôn, ngủ chung, ăn chung… với thú cưng.
2. Giám sát chặt chẽ các trường hợp động vật nhập cảnh nghi nhiễm bệnh, đặc biệt động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
3. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh Đậu mùa khỉ, thông báo ngay cho cơ quan chuyên môn thú y của địa phương hoặc chính quyền địa phương; cơ quan chuyên môn thú y chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các cơ quan liên quan tổ chức điều tra ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
4. Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống trong trường hợp dịch bệnh Đậu mùa khỉ xảy ra trên động vật.
5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ xảy ra trên động vật, kịp thời giải quyết các tình huống phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền các nội dung trên đến cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành biết, thực hiện phòng ngừa.                         
­­Nguyễn Mạnh Hùng
 

([1]) Về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 230
Hôm qua : 332
Năm 2024 : 157.814
Năm trước : 296.797
Tổng số : 745.121