A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành phố Boston: Người tiên phong kỹ thuật số

Greater Boston là vùng đô thị của New England bao gồm đô thị Boston (thủ phủ của bang Massachusetts của Hoa Kỳ và là thành phố đông dân nhất ở New England) và các vùng lân cận. Khu vực này tạo thành vòng cung phía bắc của siêu đô thị Đông Bắc nước Mỹ.
Thành phố Boston nằm ở trung tâm của nền kinh tế đổi mới trong  Khối thịnh vượng chung Massachusetts và là trọng điểm kinh tế và văn hóa của khu vực. Đây cũng là một trong những thành phố ở Hoa Kỳ đi đầu trong việc khuyến khích sự đổi mới và cách tiếp cận thông minh đối với các vấn đề đô thị. Thành phố có diện tích 124km2 và là nơi sinh sống của 667.000 người, khiến nó trở thành thành phố lớn nhất ở New England. Greater Boston có vị trí thuận lợi với hơn 50 trường cao đẳng và đại học và là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty công nghệ lớn, tạo ra một địa điểm độc đáo cho các nhà đổi mới.
Các động lực phát triển thành phố thông minh
Các nhà nghiên cứu đã coi Boston như một nhà tiên phong kỹ thuật số dưới nhiều góc độ. Bên cạnh việc Thị trưởng tiền nhiệm là Tom Menino, đã tuyển dụng giám đốc thông tin đầu tiên vào năm 2006 thì Boston cũng là nơi đi đầu trong việc ứng dụng các dịch vụ thông minh đô thị, với tên gọi “phát minh ra các dịch vụ thông minh ứng dụng trong thành phố”. Năm 2015, thành phố đã ra mắt ứng dụng Connect Citizen, được hợp tác với Waze để giảm bớt tắc nghẽn giao thông.
Các thành phố như Boston đã nhận thức được rằng dữ liệu và phân tích đô thị cuối cùng sẽ trở nên quan trọng, đặc biệt là các dữ liệu liên quan tới hệ thống giao thông. Boston, trung tâm của hệ sinh thái đổi mới được công nhận trên toàn cầu, hiện ước tính đã giữ lại khoảng 40% sinh viên tốt nghiệp đại học và có tỷ lệ trình độ sau đại học trên đầu người cao nhất. Nhà ở giá rẻ và tắc nghẽn giao thông là hai trong số những vấn đề đô thị chính mà chính quyền phải đối mặt, vì vậy việc phát triển các giải pháp thông minh cho những vấn đề này là tối quan trọng.
Khả năng lãnh đạo
Thành phố Boston đã được hưởng lợi từ sự lãnh đạo sáng tạo và mạnh mẽ của hội đồng thành phố đã dẫn đến quá trình chuyển đổi thành một thành phố kỹ thuật số. Về cơ bản, sự ổn định của chính phủ luôn được duy trì, việc đổi mới chỉ được thực hiện với sự thúc đẩy của công nghệ và sự hỗ trợ của lãnh đạo mạnh mẽ:
… khi bạn đưa công nghệ vào một số ứng dụng kinh doanh nhất định, đó không chỉ là một thành phần mà bạn thêm vào, mà đôi khi điều đó có nghĩa là thay đổi căn bản cách bạn kinh doanh bên trong tổ chức đó.” Jascha Franklin-Hodge, Giám đốc Thông tin
Trong trường hợp của Boston, với di sản của thị trưởng Tom Menino, thị trưởng hiện tại Marty Walsh và nhóm của ông đã triển khai một trang thông tin tổng quan có tên là 'Điểm Thành phố' vào năm 2015 để cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng chung của Boston. Với sự kết hợp từ 24 điểm khác nhau để thu thập, tổng hợp các số liệu, từ tội phạm đến tính khả dụng của Wi-Fi, mức tiêu thụ năng lượng, thời gian phản hồi người dân và bảo trì cây cối…  Như Hodge giải thích, “trang thông tin không phải là câu trả lời chắc chắn mà là cửa sổ dẫn vào một tổ chức cực kỳ phức tạp gồm 18.000 nhân viên, 45 phòng ban, hàng nghìn dịch vụ khác nhau. Làm thế nào để một người quản lý điều đó? Họ không thể, trừ khi họ có các công cụ hỗ trợ cho phép họ nhìn thấy những thứ cần tìm hiểu thêm”. Trang thông tin tổng quan cung cấp một công cụ để thu hút các lãnh đạo, chính quyền và người dân tham gia vào một cuộc thảo luận cho việc xây dựng phát triển thành phố thông minh, hay thiết kế các giải pháp thông minh cho các vấn đề đô thị.
Điểm khác biệt chính với các thành phố như Boston, Chicago và New York là chính quyền thành phố và các nhà lãnh đạo được bầu đang thúc đẩy sự thay đổi trong việc sử dụng công nghệ và thông tin đô thị để cải thiện quy hoạch, cung cấp dịch vụ tốt hơn và thu hút người dân. Đối với Boston, nơi độ tuổi trung bình của công dân là 31 – thường là những người am hiểu công nghệ và có tinh thần kinh doanh cao – việc sử dụng thông tin đô thị và công nghệ thông minh để giải quyết các vấn đề đô thị là rất quan trọng. Tắc nghẽn đô thị và nhà ở giá rẻ vẫn là yếu tố hạn chế đối với nền kinh tế đổi mới ở Boston, vì vậy việc phát triển các phương pháp thông minh để giải quyết vấn đề này là rất quan trọng đối với năng suất kinh tế của thành phố.
Boston cũng được hỗ trợ bởi các tổ chức hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp đang nghĩ ra các giải pháp cho các vấn đề đô thị, bao gồm phòng thí nghiệm truyền thông MIT, tạo ra các công cụ hỗ trợ ra quyết định tinh vi để hỗ trợ chính quyền thành phố sử dụng dữ liệu thời gian thực để trực quan hóa các giải pháp quy hoạch.
Văn phòng điện tử Đô thị Mới của Thị trưởng (MONUM)
Được thành lập vào năm 2010 bởi thị trưởng trước đây của thành phố, Tom Menino, Văn phòng điện tử Đô thị Mới của Thị trưởng (MONUM) là một nhóm đổi mới nhanh nhẹn và có tinh thần kinh doanh. Tom Menino được đặt biệt danh là 'nhà cải cách đô thị' vì cách làm việc của ông. Triết lý của ông như được Jacobs mô tả là, “làm thế nào để chúng tôi thực hiện cách tiếp cận  lấy con người làm trung tâm, nhưng cũng đặt công nghệ, thiết kế và sự sáng tạo lên hàng đầu để tạo hương vị cho cách tiếp cận đổi mới của chúng tôi”.
Nhóm, ban đầu bao gồm hai nhân viên hiện tại của thành phố, đã tăng lên thành một nhóm gồm 14 người và được giao nhiệm vụ khám phá các cách để mang lại sự đổi mới. Chính quyền thành phố về bản chất là ổn định và đáng tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ. Việc áp dụng văn hóa đổi mới chấp nhận rủi ro không phải là một quá trình chuyển đổi dễ dàng. Như Jacobs đã giải thích, “sự đổi mới không xảy ra ngoài bối cảnh sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đôi khi phải đối mặt với thất bại”.
Do đó, MONUM tạo cơ hội hợp tác với các sở ban ngành thành phố và các nhóm công dân trong nỗ lực thúc đẩy đổi mới. Nhóm chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và triển khai các dự án công nghệ đổi mới. Về lâu dài, như Nigel Jacobs giải thích, cách tiếp cận này nhằm mục đích “… đảo ngược văn hóa trong chính quyền địa phương bằng cách  trao quyền cho người dân… với hy vọng rằng chúng tôi sẽ truyền cảm hứng cho họ tiếp tục làm điều đó theo thời gian”.
Hợp tác và chấp nhận rủi ro được định vị là không thể thiếu để áp dụng các phương pháp đổi mới trong các phòng ban.
Thách thức
Giống như các thành phố khác, Boston cũng bị giới hạn bởi quy mô địa lý và những thách thức trong việc phát triển các giải pháp đô. Vì vậy, Boston sẽ tiếp tục chú trọng trong việc giải quyết các vấn đề nổi cộm và cũng học hỏi từ các thành phố khác có khả năng và quy mô để giải quyết các vấn đề khác nhau. Hơn nữa, các giải pháp do công dân và các lĩnh vực hàng đầu đóng một vai trò then chốt trong việc cung cấp các giải pháp ứng dụng rộng rãi giữa các khu vực. Ví dụ: dữ liệu quá cảnh đã được sử dụng để tạo ra một “hệ thống ứng dụng sinh thái” để người dân sử dụng. Google Maps, Citymapper và Ride Scout tạo ra các ứng dụng cung cấp công cụ vận chuyển  cho công dân sử dụng dữ liệu của chính phủ, nhưng theo cách này, công dân được sử dụng các dữ liệu vượt qua các ranh giới pháp lý – trong một số trường hợp, thậm chí cả các ranh giới toàn cầu. Như Hodge giải thích: “Tôi có thể sử dụng Google Maps ở bất cứ đâu trên thế giới để đi tàu điện ngầm và đó là vì có một tiêu chuẩn dữ liệu thống nhất và Google đã đầu tư vì lợi ích kinh doanh của họ khi làm như vậy.” Vì vậy, bằng cách chính quyền thành phố cung cấp dữ liệu ở định dạng theo ngữ cảnh, các ngành công nghiệp có thể thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ số để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Dữ liệu là chìa khóa để thúc đẩy 'thành phố thông minh' và một thách thức đáng kể đối với chính quyền thành phố; trước tiên là phải có các hệ thống pháp lý, chính sách và quy trình để chia sẻ dữ liệu của chính phủ theo một phương thức dễ dàng sử dụng bởi vì thông tin thường được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu riêng biệt.
Jascha Franklin-Hodge giải thích: “Thành phố vẫn còn nhiều việc phải làm”, với hầu hết thông tin kỹ thuật số hiện nằm trong một 'kho dữ liệu độc lập' - một hệ thống máy tính lớn, nơi nó có thể dễ dàng truy cập và phân tích. Tương tự, dữ liệu đôi khi có thể thiếu các khung ngữ cảnh khiến nó hữu ích cho bên thứ ba. Nhằm thống nhất dữ liệu, dữ liệu được trình bày ở một định dạng nhất định chứ không phải định dạng khác và tiến tới ban hành một tiêu chuẩn cho định dạng dữ liệu đó. Việc thiếu các thông tin ngữ cảnh hơn xung quanh dữ liệu sẽ hạn chế khả năng sử dụng của dữ liệu và là điều mà thành phố coi là thách thức. Ngoài ra, sự thờ ơ về văn hóa và các động lực chống lại sự thay đổi trong tổ chức, cùng với các vấn đề về tài trợ được coi là rào cản đối với cách tiếp cận thành phố thông minh.
Thứ hai, chính quyền thành phố nên xác định vai trò của mình trong việc đóng vai trò là người hỗ trợ cho những người khác chia sẻ và trao đổi dữ liệu vì lợi ích công cộng. Vào năm 2015, Thị trưởng Walsh đã công bố quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu với ứng dụng giao thông phổ biến do Google sở hữu, Waze, để giúp người dân Boston điều hướng tình trạng tắc nghẽn giao thông. Chính phủ chia sẻ thông tin như chặng đường và đổi lại người dùng chia sẻ dữ liệu thực về tình trạng giao thông, cung cấp dữ liệu cho Trung tâm quản lý giao thông của Boston - nơi cung cấp dữ liệu cho các kỹ sư thành phố để điều chỉnh tín hiệu giao thông qua đó giảm bớt tắc nghẽn. Sự gia tăng ngày càng nhiều của các thiết bị thông minh sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về xây dựng các giải pháp thông minh cho các vấn đề đô thị lấy người dân làm trung tâm. Điều này đã được chứng minh rất rõ ràng vào thời điểm xảy ra thảm họa, chẳng hạn như Bão Sandy.
Ứng dụng kỹ thuật số
Với các tiềm năng của công nghệ trong việc đem lại lợi ích cho cuộc sống của người dân, thành phố đã mở rộng năng lực công nghệ và thông tin của mình để cung cấp các thông tin phân tích, dự báo trên nhiều lĩnh vực toàn thành phố; tập trung vào việc sử dụng dữ liệu để cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao hiệu quả của các hoạt động của chính phủ. Nâng cao hiệu quả quản trị bao gồm hỗ trợ các bộ phận truy cập, trực quan hóa, phân tích và sử dụng dữ liệu nhằm để cải thiện hiệu suất và cung cấp dịch vụ, dẫn đến kết quả được cải thiện cho hiệu quả hoạt động chính quyền và người dùng thành phố.
Tuy nhiên, trọng tâm của thành phố trong việc khai thác lợi ích của công nghệ vượt ra ngoài việc tăng cường hiệu quả của chính phủ. Thành phố chú trọng mạnh mẽ đến công bằng và hòa nhập kỹ thuật số. Điều này có nghĩa là đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng băng thông rộng của thành phố và cung cấp internet dễ tiếp cận và giá cả phải chăng cho mọi cư dân và doanh nghiệp, bao gồm cả việc cung cấp các công cụ và kỹ năng cần thiết để truy cập internet.

Hình 1. Một số ứng dụng thành phố thông minh tại thành phố Boston
 
Ứng dụng kỹ thuật số được mở rộng cho tất cả người dùng của thành phố. Trong khi truy cập Wi-Fi miễn phí có sẵn, việc truy cập vào các địa điểm sạc đáng tin cậy sẽ khó khăn hơn. Thành phố đang thí điểm 'băng ghế thông minh' bao gồm các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho bộ sạc USB và cảm biến sử dụng nhằm nỗ lực tăng khả năng tiếp cận bình đẳng cho người dân đối với các dịch vụ của thành phố, bao gồm cả người vô gia cư.
Kết luận
Việc phát triển thành phố thông minh tại Boston dựa trên nền tảng mở, nơi các sản phẩm và dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm. Các sản phẩm gắn liền với tính mở của dữ liệu thành phố và Thành phố thông minh Boston tạo ra mối tương quan trực tiếp với chất lượng cuộc sống thành phố và các giải pháp hướng đến người dân. Điều này cho thấy rằng các thành phố đáng sống nhất sẽ là thành phố có ứng dụng thông minh cho công dân tốt nhất. Kích hoạt một môi trường kỹ thuật số và có tính thông minh này đòi hỏi sự năng lực lãnh đạo mạnh mẽ, thống nhất và chấp nhận rủi ro cho các dự án công nghệ số tiêng phong, vì vậy toàn bộ thành phố trở thành một phòng thí nghiệm, nơi các dự án thông minh được triển khai trong bối cảnh cụ thể của thành phố.
Đỗ Tiến Thành

Nguồn:https://aita.gov.vn/thanh-pho-boston-nguoi-tien-phong-k%e1%bb%b9-thuat-so Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 653
Hôm qua : 994
Năm 2024 : 55.330
Năm trước : 296.797
Tổng số : 642.637