A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo bảo tồn đa dang sinh học gắn liền với phát triển sinh kế bền vững

 

Quang cảnh tại Hội thảo

Tham gia Hội thảo có đại diện Vụ Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, Viện Điều tra quy hoạch rừng, các trung tâm, viện nghiên cứu, đại diện các khu bảo tồn, vườn quốc gia trong khu vực Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và UBND huyện Kon Plông.

Theo khảo sát, đánh giá của Tổ chức FFI trên địa bàn huyện Kon Plông là nơi sinh sống của một quần thể Chà vá chân xám rất lớn và quan trọng của toàn cầu; là một trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất của thế giới (theo IUCN), xếp hạng Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục đỏ IUCN về các loài nguy cấp và trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Ngoài Chà vá chân xám, FFI cũng phát hiện quần thể của một loài linh trưởng nguy cấp khác là Vượn đen má vàng Trung Bộ, quần thể cầy vằn; một số loài chim quý hiếm như Khướu Kon Ka Kinh và Khướu Ngọc Linh, trong đó Khướu Ngọc Linh là loài đặc hữu, chỉ có ở Việt Nam.

có rất nhiều loài động vật quý hiếm nhưng hiện nay môi trường sống của chúng ngày càng bị đe dọa, xâm hại do tình trạng khai thác rừng, phá rừng làm nương rẫy, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn, phát triển và đa dạng sinh học ở khu vực rừng Kon Plông.

Tổ chức Hội thảo với mong muốn các chuyên gia, các ngành, tổ chức và huyện Kon Plông để tham vấn, cùng nhau thảo luận, chia sẻ về định hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện; các giải pháp bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng sinh sống liền kề khu vực rừng,…

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 9
Hôm qua : 261
Năm 2024 : 177.071
Năm trước : 296.797
Tổng số : 764.378