A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam

Sáng ngày 8/4, tại Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị “Thực trạng và định hướng phát triển sắn bền vững tại Việt Nam”. Được uỷ quyền của UBND tỉnh Kon Tum, đồng chí Nguyễn Tấn Liêm – TUV, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham dự hội nghị.
 
Quang cảnh hội nghị
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2021 cả nước có 528 ngàn ha sắn, sản lượng đạt gần 10,7 triệu tấn, tập trung chủ yếu tại 5 vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trong đó Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất với trên 172 ngàn ha, chiếm hơn 32% tổng diện sắn cả nước. Các giống sắn được trồng phổ biến hiện nay là KM94, KM95, HLS-11, KM98-1, KM140, KM419 và KM98-7...
Hiện sắn và sản phẩm sắn là một trong 13 sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam và là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Theo Tổng Cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu sắn đạt gần 2,9 triệu tấn, trị giá gần 1,2 tỷ USD.
05 giống sắn kháng được bệnh khảm lá đang được trồng tại tỉnh Tây Ninh
Đến nay, có 27 tỉnh, thành phố có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 8,62 triệu tấn/năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm từ 90 - 94%; còn lại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Riêng tỉnh Kon Tum, năm 2021 có tổng diện tích sắn 39.133 ha, sản lượng 590.797 tấn; có 08 cơ sở chế biến tinh bột sắn với tổng công suất thiết kế đạt 1.430 tấn/ngày và 01 nhà máy chế biến cồn Ethanol đã đi vào hoạt động ổn định với công suất 50 triệu lít/năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, cây sắn giữ vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo và trong những năm gần đây đã trở thành loại cây hàng hóa. Để có thể phát triển bền vững cây sắn trong thời gian tới, đồng chí Thứ trưởng đề nghị các cơ quan tập trung vào công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế để tìm ra các giống sắn sạch bệnh, kháng bệnh mới nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất đầu vào; các nhà máy cần liên kết sản xuất tạo thành vùng nguyên liệu sạch bệnh, ổn định, để người trồng sắn yê râm sản xuất; tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến để phát triển một cách đa dạng các sản phẩm sắn, giải quyết triệt để vần đề xử lý chất thải trong chế biến sắn đảm bảo an toàn môi trường, …
Bùi Đức Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 38
Hôm qua : 1.066
Năm 2024 : 74.277
Năm trước : 296.797
Tổng số : 661.584