A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SÂM NGỌC LINH TẠI KON TUM

Sâm Ngọc Linh là loại sâm mọc tại núi Ngọc Linh ở độ cao khoảng hơn 1.500m thuộc địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Đây là loại sâm quý hiếm được tích tụ những tinh hoa của đất trời nên chứa hàm lượng sponin cao đặc biệt tốt cho sức khỏe và được thế giới đánh giá rất cao với cái tên “Nhất Đẳng Hùng Sâm”

Sâm Ngọc Linh được hai nhà thực vật Hà Thị Dụng (VN) và Grushvisky (Nga) đã xác định năm 1985 đây là một loại Sâm mới (Panax) và đặt tên là Sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv). Năm 1973 Dược sỹ Đào Kim Long đã phát hiện cây Sâm Ngọc Linh phân bố nhiều tại huyện Tu Mơ Rông và xác định có những tính năng trong hỗ trợ điều trị bệnh và chăm sóc sức khoẻ mà các loại sâm khác không có. Từ đó cây Sâm Ngọc Linh được khai thác một cách tự phát không có kiểm soát dẫn đến có nguy cơ tuyệt chủng.

Trước thực trạng đó năm 1997 Công ty Dược phẩm và Đầu tư thiết bị y tế, Lâm trường Ngọc Linh, Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum, Viện Dược liệu... phối hợp thực hiện dự án khoa học công nghệ trồng thử nghiệm với mục đích bảo tồn với tổng diện tích 2,22 ha, dự án đã cung cấp giống và tập huấn kỹ thuật trồng sâm cho 24 hộ gia đình thôn Lạc Bông, xã Ngọc Lei trồng thử nghiệm để nhân rộng mô hình.

- Năm 1999 Trung tâm bảo tồn giống sâm Ngọc Linh thuộc Công ty TNHHMTV lâm nghiệp Đăk Tô tiếp nhận các dự án thử nghiệm trên từ 2,22 ha ban đầu để tiếp tục đầu tư, chăm sóc và phát triển diện tích sâm đến nay đơn vị đã phát triển được vườn sâm hơn 48 ha.

- Năm 2006 Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh được thành lập với mục tiêu bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc linh, qua 17 năm thực hiện đến nay đơn vị đã tạo được vườn sâm có diện tích khoảng 1.000 ha.

- Năm 2013 Công ty cổ phần VinGin được thành lập với mục tiêu bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc linh, qua 10 năm thực hiện đến nay đơn vị đã tạo được vườn sâm có diện tích khoảng 400 ha.

- Người dân trên địa bàn hai huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei cũng ý thức được giá trị của câu Sâm Ngọc Linh nên cũng đã đầu tư trồng Sâm theo mô hình liên kết, đến nay ước diện tích sâm trong nhân dân ước đạt 285 ha.

Về Chủ trương của Đảng, Chính quyền tỉnh Kon Tum trong công tác bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh.

- Năm 2011 Tỉnh uỷ Kon Tum ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đã xác định sâm Ngọc linh là một trong 9 sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Năm 2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 về Qui hoạch phát triển Sâm Ngọc Linh giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, theo đó:

+ Tổng diện tích quy hoạch 31.742,8 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông trong đó:

Quy hoạch vùng đệm: Diện tích 14.754,5 ha (độ cao từ 1200 m - 1500 m ) hình thành vành đai bảo vệ vùng quy hoạch, bảo vệ môi trường, sinh thái và ổn định khí hậu tạo điều kiện thích nghi để phát triển sâm trong vùng quy hoạch.

Quy hoạch vùng lõi ( Vùng trồng sâm ): Diện tích quy hoạch 16.988,3 ha, có độ cao 1500 m trở lên ( gồm rừng giàu 9.826,5 ha, rừng trung bình 6.555,4 ha, rừng nghèo606,4 ha).

+ Diện tích vùng lõi phân theo chức năng 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 8807,3 ha; Rừng Phòng hộ: 4156,7  ha; Rừng sản xuất: 4024,3 ha.

- Phân theo đơn vị hành chính:

+ Huyện Đăkglei: 9.385,0 ha gồm tiểu khu 78;79;81; 82; 83; 84; 86; 87 Xã Mường Hoong; Tiểu khu 88; 89; 91; 92; 93; 94; 95 Xã Ngọc Linh; tiểu khu 68; 71; 75, 76 Xã Xốp.

- Huyện Tu Mơ Rông: 7.603,3 ha gồm các tiểu khu 203; 204; 205; 208 xã Đăk Na; tiểu khu 217; 218; 220 xã Măng Ri; tiểu khu 225; 226; 227; 228; 229; 231 xã Ngọc Lây; tiểu khu 236; 239 xã Ngọc Yêu và tiểu khu 233; 234; 235; 237; 238 xã Văn Xuôi.

- Năm 2018 Tỉnh uỷ Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/3/2018 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo đó đề ra nhiệm vụ đến năm 2020 trồng mới 1.000 ha Sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 thông qua Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 phê duyệt Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Nghị quyết 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum khoá XVI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định đến năm 2025 tỉnh Kon Tum trồng mới 4.500 ha Sâm Ngọc Linh

- Năm 2022 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI nhiệm kỳ 2020-2025 ban hành Nghị quyết chuyên đề số 14-NQ/TU ngày 19/5/2022 về về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển dược liệu đến năm 2025 định hướng đến 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 diện tích Sâm Ngọc Linh đạt 4.500 ha; đến năm 2030 diện tích sâm Ngọc Linh Đạt 10.000 ha. Trên cơ sở nghị quyết Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về việc phê duyệt Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Về cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã phối hợp với Sở khoa học công nghệ kiểm tra xác nhận cho 2 doanh nghiệp, 01 hộ gia đình, đến thời điểm hiện tại đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ cho 2 doanh nghiệp (Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum , Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông ) với số lượng 12.200 cây.

Sâm Ngọc Linh đã và đang được quan tâm, đầu tư và phát triển đúng hướng bằng những chủ trương, giải pháp thiết thực hiệu quả, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, sự vào cuộc của cả Hệ thống chính trị đặc biệt là sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh.

                                                                                                          Công Vũ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 330
Hôm qua : 535
Năm 2024 : 78.588
Năm trước : 296.797
Tổng số : 665.895