Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với các ngành về sản xuất mía đường
Đ/c Nguyễn Hữu Tháp phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Theo báo cáo, tổng diện tích sản xuất mía niên vụ 2019-2020 trên địa bàn tỉnh khoảng 1.172,0 ha, trong đó thành phố Kon Tum chiếm 85%, cũng là vùng nguyên liệu chính cung cấp cho Nhà máy đường Kon Tum.
Hầu như toàn bộ diện tích mía nguyên liệu đều được Công ty Cổ phần Đường Kon Tum thu mua giá mía trung bình tại ruộng 800.000 đồng/tấn, giá mía thu mua vận chuyển về đến nhà máy 910.000 đồng/tấn. Nngoài ra, Công ty còn thu mua thêm mía từ các hộ dân trồng mía tại một số huyện của tỉnh Gia Lai. Việc thu mua thông qua ký hợp đồng đầu tư giữa Công ty với người sản xuất, đồng thời cam kết thu mua hết sản lượng mía đầu tư theo chất lượng chữ đường (CCS) và tạp chất thực tế theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng mía nguyên liệu; thực hiện bảo hiểm giá mua mía tại ruộng cho người sản xuất.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển mía đường trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, khó khăn như vùng nguyên liệu chưa đảm bảo để Nhà máy hoạt động đảm bảo công suất; diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán; ứng dụng khoa học, kỹ thuật để cơ giới hóa sản xuất còn ít; phát triển, nhân rộng các hợp tác xã để liên kết trồng và tiêu thụ mía chưa nhiều,.…
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đề xuất UBND tỉnh và các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo việc phát triển vùng nguyên liệu để Nhà máy hoạt động đảm bảo theo công suất; rà soát, giới thiệu quỹ đất để Công ty thực hiện trồng mía tập trung, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, tạo mô hình mẫu để người sản xuất thấy được hiệu quả, từ đó nhân ra diện rộng. Công ty cũng cam kết xây dựng các chính sách thu mua, hỗ trợ người sản xuất đảm bảo có lợi nhuận cao khi tham gia liên kết sản xuất.
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp ghi nhận, đánh giá cao những cố gắng của các ngành, địa phương và Công ty Cổ phần Đường Kon Tum trong việc phát triển vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, hỗ trợ thu mua, đầu tư công nghệ chế biến mía đường trong thời gian qua.
Qua đó đồng chí yêu cầu các ngành, địa phương và Công ty Cổ phần đường Kon Tum cần tập trung phối hợp để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như: Rà soát, khảo sát, đánh giá diện tích đất đang sản xuất một số loại cây trồng kém hiệu quả để tạo nguồn quỹ đất phù hợp, có khả năng trồng mía hiệu quả để phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương; giới thiệu để doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, tạo vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các địa phương trên địa bàn tỉnh trong việc phát triển vùng nguyên liệu mía đường, đảm bảo ổn định, đúng theo quy định của pháp luật. Kịp thời nắm bắt các khó khăn vướng mắc, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉđạo giải quyết theo thẩm quyền.
Phổ biến rộng rãi các chính sách của Công ty trong việc phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ giá thu mua, chi phí vận chuyển,... để người sản xuất, hợp tác xã biết, tham gia, đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu ổn định, và mang lại lượi ích cho người sản xuất vad doanh nghiệp,….
Bùi Đức Trung