A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng đi mới trong chăn nuôi gà dược liệu tại thành phố Kon Tum

Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng việc kiểm soát dịch bệnh là vấn đề hàng đầu để đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh hay bổ sung vào thức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, nếu sử dụng sản phẩm động vật có tồn dư kháng sinh liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm như ung thư, suy tủy,...

 

Hợp tác xã Đồng hành nhà nông Hoàng Bách (anh Huỳnh Thanh Tú bên phải)

Hiện nay, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học ngày càng được các Hợp tác xã, chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư, trong đó: Hợp tác xã Đồng hành nhà nông Hoàng Bách, Thôn 2, xã Hòa Bình, TP Kon Tum, do anh Huỳnh Thanh Tú điều hành với quy mô hơn 2 ha, khoảng gần 1ha chuồng trại và vườn cây để chăn nuôi gà, còn lại là khu vực trồng cây dược liệu tạo thức ăn cho gà sử dụng.

Tổng đàn gà có mặt thường xuyên tại HTX hơn 3.000 con, gà có nguồn gốc từ trại giống gà Thụy Phương - Hà Nội. Mỗi tháng HTX xuất bán cho các đại lý, nhà hàng tại TP Kon Tum, Đắk Hà, Ngọc Hồi và TP Hồ Chí Minh trên 1.500 con. Sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, có tem truy suất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là được bổ sung dược liệu theo xu hướng được nhiều người tiêu dùng sử dụng.

Gà  xuất bán được buộc Tem truy xuất nguồn gốc

Để đảm bảo ngồn hàng được cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng, tránh nhẫm lẫn, Hợp tác xã chỉ ký hợp đồng với một số nhà hàng và đại lý có uy tín; đồng thời tổ chức liên kết các hộ chăn nuôi khác nhằm nhân rộng và nâng số lượng đàn gà để cung cấp cho các thị trường tiềm năng như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,....

Qua tìm hiểu thực tế, được biết gà đồi dược liệu KBV (Khác biệt Việt) của HTX sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu như lúa, ngô, đậu, rau xanh,...Ngoài ra, bổ sung thêm các loại dược liệu để phòng, chữa bệnh, tăng cường sức để kháng, bổ dưỡng cho gà.

Nguồn dược liệu tự trồng để bổ sung thức ăn cho gà như nhóm Kháng khuẩn, bổ dưỡng, diệt khuẩn và tạo hương vị, cụ thể:

- Nhóm dược liệu kháng khuẩn như: Hẹ, Kim ngân, Tô mộc, Húng canh, Gừng, Nghệ, Hành tây, Tỏi, Trầu không, Ngãi cứu, Sâm đại hành, Sả, Sài đất, Hoàn ngọc,...

- Nhóm bổ dưỡng: Đinh lăng, Chè đại, Đậu khế, Bạch biển đậu, Quả chanh dây, Màng gấc, Lá so đũa, Chùm ngây, Bồ công anh...

- Nhóm diệt khuẩn: Quả bồ kết, Ngải cứu, Mơ lông...

- Nhóm tạo hương vị: Lá lốt, Sả, Lá chanh, Hương nhu, Húng quế...

Mặt khác gà được thả trong vườn cây trên gò đồi tường rào bao quanh, nghe nhạc giao hưởng giúp chúng khỏe mạnh, chống Stress nhiệt và tiếng ồn; được xuất chuồng sau 6 tháng nuôi, trọng lượng đạt từ 1,5- 2kg.

Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum đã tập trung vào việc hỗ trợ, xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn An toàn sinh học tại các huyện, thành phố.

Vì vậy, ngày 26/4/2019 Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum đã có buổi tham quan và làm việc với Hợp tác xã Đồng hành nhà nông Hoàng Bách, qua đó đã hướng dẫn các quy định, quy trình thực hiện Chăn nuôi an toàn thực phẩm, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường, công tác kiểm dịch trước và sau khi xuất gia cầm.

Đại diện Hợp tác xã anh Huỳnh Thanh Tú cho biết: Việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đã và đang được triển trong thời gian qua, tuy nhiên với hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong chăn nuôi gà dược liệu. Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ triển khai đăng ký chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh; kiểm định chất lượng gà sau khi sử dụng dược liệu, chú trọng hơn công tác khử trùng tiêu độc môi trường để hạn chế dịch bệnh; xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín (cùng vào, cùng ra) nhằm giảm thiểu nguy cơ lây chéo nguồn bệnh; tính toán pha trộn dược liệu phù hợp để gà có thể hấp thụ tốt, tạo sản phẩm thơm ngon hơn; tổ chức liên kết các hộ có nhu cầu chăn nuôi gà dược liệu để tăng số lượng đàn gà, tạo công ăn việc cho các hộ lân cận./.

 

Phạm Mạnh Cường - Chi cục Chăn nuôi và Thú y.


Tác giả: Sở NN & PTNN KonTum
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 10
Hôm qua : 261
Năm 2024 : 177.072
Năm trước : 296.797
Tổng số : 764.379