A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất các nhiệm vụ triển khai Văn bản 7536/VPCP-QHĐP ngày 18/7/2017

1. Tổ chức sản xuất các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi theo Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn của UBND tỉnh tại Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 06/12/2016. Trong đó, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển các hình thức tổ sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã để thực hiện liên kết sản xuất theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phục vụ sản xuất quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng cao sản phẩm; gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 – 2020.

2. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh của tỉnh, sản phẩm mang thương hiệu Quốc gia - sâm Ngọc Linh thành các vùng sản xuất theo tiêu chí cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao và gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

3. Ưu tiên, tập trung và lồng ghép nguồn vốn để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật tiên tiến (công nghệ sinh học, công nghệ tưới, cơ giới hóa, tự động hóa,…) phục vụ nhân rộng sản xuất các sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh của tỉnh như cao su, cà phê, rau hoa xứ lạnh, cá nước lạnh, dê sữa, bò sữa, bò thịt,…; sản phẩm mang thương hiệu Quốc gia - sâm Ngọc Linh; các sản phẩm dược liệu liệu khác tại các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất phải gắn với liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất, chuỗi an toàn thực phẩn.

4. Rà soát, lựa chọn các công trình cấp bách về thủy lợi, nước sinh hoạt bị thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2016 để đầu tư, sửa chữa, nâng cấp theo hướng hiện đại để nâng cao năng lực phòng chống, chống chịu với thiên tai, đáp ứng nhu cầu sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân.

5. Đẩy mạnh việc trồng, sản xuất, chế biến các lâm sản ngoài gỗ như Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu dưới tán rừng, kết hợp đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch sinh thái theo hướng gắn công tác quản lý, bảo vệ rừng với kinh doanh các sản phẩm dưới tán rừng... để tạo việc làm, phát triển nghề rừng, nâng cao thu nhập của người dân sống gần rừng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng sản xuất như hỗ trợ cơ sở hạ tầng và dịch vụ trồng rừng; cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư trồng rừng suốt chu kỳ kinh doanh; liên doanh liên kết với các doanh nghiệp chế biến trồng rừng kết hợp tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ lương thực cho dân trồng rừng thay thế canh tác nương rẫy; khuyến khích hình thành các các doanh nghiệp vừa và lớn làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh.

6. Thực hiện công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng, thực hiện chính sách đồng quản lý rừng trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận giữa chủ rừng và các đối tượng tham gia quản lý.

Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng để kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ (Sâm Ngọc linh, Hồng đẵng sâm, Sa nhân tím...) giúp người dân cải thiện điều kiện sống hướng đến làm giàu từ rừng. Phấn đấu giao, cho thuê toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp UBND xã đang quản lý (218.000 ha) cho tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng để rừng và đất rừng có chủ thật sự theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trước mắt năm 2017, thí điểm giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 4.051,9 ha cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn tại địa bàn một số huyện, thành phố đối với diện tích hiện do UBND xã đang quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện nâng cao đời sống của người dân nhằm rút kinh nghiệm để thực hiện giao đất, giao rừng các năm tiếp theo.

7. Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, sử dụng hiệu quả hơn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng ở những nơi có nguy cơ xâm hại cao, khuyến khích qui mô khoán càng nhiều càng tốt. Số tiền còn lại chủ rừng tự bảo vệ tập trung cho việc hỗ trợ trồng rừng, xây dựng các công trình cần thiết, cấp bách, các công trình kết cấu hạ tầng kết hợp sử dụng nhiều mục đích phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 300
Hôm qua : 994
Năm 2024 : 54.977
Năm trước : 296.797
Tổng số : 642.284