A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị khởi động Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT) tại Kon Tum

Ngày 06/5/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì

 Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Công thương; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh và lãnh đạo các xã trong vùng dự án.

Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam” (VnSAT) là  Dự án có tổng số vốn là 301 triệu USD, trong đó vốn vay của ODA là 250 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm (2016- 2020) tại 13 tỉnh, gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang, trong đó có 7 tỉnh chọn điểm thực hiện tái cơ cấu (hợp phần A).

Dự án gồm 4 hợp phần: Tăng cường năng lực, thể ế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững; Phát triển cà phê bền vững và Quản lý dự án.  Mục tiêu của dự án là góp phần triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của Ngành, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là vùng Đông Bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Tỉnh Kon Tum thực hiện hợp phần Phát triển cà phê bền vững với Tổng mức đầu tư: 3.393.000 USD, tương đương 72.950 triệu đồng. Trong đó: Vốn vay: 2.087.000 USD, tương đương 44.871 triệu đồng; Vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 957.000 USD, tương đương 20.576 triệu đồng; Vốn tư nhân, khác: 349.000 USD, tương đương 7.504 triệu đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trần văn Chương – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Giám đốc Dự án nhấn mạnh mục tiêu chủ yếu của Dự án đối với tỉnh Kon Tum là nâng cao thu nhập cho nông dân và giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc áp dụng các biện pháp canh tác cà phê bền vững tại 14 xã, thị trấn, bao gồm Xã Đăk Man, xã Đăk Choong , xã Xốp – huyện Đăk Glei, Thị trấn Đăk Hà và các xã: Đăk Hring, Đăk Mar, Hà Mòn, Đăk La, Ngọc Wang, Ngọc Réo, Đăk Pxi, Đăk Ngọc, Đăk Long, Đăk Ui – huyện Đăk Hà, với tổng diện tích 3.300 ha cà phê cho 4.000 hộ. Để đảm bảo sự thành công của Dự án, bên cạnh sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, cần có sự nỗ lực của các bên liên quan, trong đó đối tượng tác động chính của Dự án là các hộ nông dân trồng cà phê trong vùng dự án.

 


Tác giả: Sở NN & PTNN KonTum
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 104
Hôm qua : 995
Năm 2024 : 76.435
Năm trước : 296.797
Tổng số : 663.742