A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông tin khai thác và chuyển đổi diện tích rừng thông trồng thực hiện các dự án nông nghiệp

Quang cảnh họp báo

Theo như một số cơ quan thông tấn báo chí đã phản ánh tình hình khai thác diện tích rừng thông trồng để chuyển đổi sang các dự án nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông trong thời gian qua; ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã cung cấp cho báo chí một số thông tin chính như sau:

1. Huyện Kon Plông có diện tích tự nhiên là 138.115,92 ha, diện tích đất có rừng là 112.961,8 ha, độ che phủ rừng toàn huyện là 81,78%. Trong đó, phân theo loại rừng: Diện tích đất rừng tự nhiên là 109.505,1 ha, diện tích rừng trồng là 3.456,8 ha; Phân theo quy hoạch 3 loại rừng: Diện tích rừng phòng hộ là 39.405 ha, diện tích rừng sản xuất là 73.556,8 ha.

2. Chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Trung ương, địa phương: Luật Công nghệ cao năm 2008; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;…; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh; Thông báo số 100-TB/VPTU ngày 05/04/2016 của Văn phòng Tỉnh uỷ Kon Tum về kết luận của đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với huyện Kon Plông về phát triển khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Nghị quyết số 64/2016/NQ-HĐND, ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

3. Cây Măc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 5940/QĐ-BNN-TCLN, ngày 05/4/2016 về việc phê quyết quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030; Vùng Tây nguyên 5.940 ha, trong đó tỉnh Kon Tum 290 ha tại các huyện Kon Plông, Đak Glei, Tu Mơ Rông.

Cũng tại Quyết định 2040/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật đối với cây Mắc ca tại vùng áp dụng là Krông Năng - Đắk Lắk và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự. Trong khi đó, địa bàn huyện Kon Plông - tỉnh Kon Tum có điều kiện khí hậu khá tương đồng với huyện Krông Năng - tỉnh Đăk Lăk nên việc áp dụng Quyết định 2040/QĐ-BNN-TCLN là phù hợp. Mặt khác, khu vực dự kiến trồng cây Mắc ca là diện tích rừng thông trồng sinh trưởng rất kém, không có hiệu quả kinh tế, do đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương chuyển đổi sang phát triển các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đó có cây Mắc ca nhằm tái cơ cấu và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương.

4. Sự phù hợp của việc thực hiện một số dự án phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông có khai thác, chuyển đổi diện tích rừng trồng

- Tổng diện tích rừng trồng đã giải phóng mặt bằng: Đến nay, 06 dự án phát triển nông nghiệp đã có chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 480,81 ha, trong đó đất rừng thông trồng là 400,43 ha, còn lại diện tích chưa có rừng.

- Ảnh hưởng của diện tích đối với quy hoạch rừng phòng hộ: Khu vực thực hiện các dự án nông nghiệp được quy hoạch là đất rừng sản xuất không ảnh hưởng đến quy hoạch rừng phòng hộ.

- Đối với du lịch: Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030; diện tích thông trồng trên đã đến thời kỳ khai thác, hiệu quả kinh tế không cao, đây cũng là khu vực không thuộc quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái của tỉnh Kon Tum. Mặt khác, diện tích này nằm khá xa khu dân cư, cách trung tâm huyện hơn 6 km.

- Tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông đối với các dự án đã khai thác, chuyển đổi diện tích rừng trồng: Theo Nghị quyết số 64/2016/NQ-HĐND, ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum (trong đó phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Kon Plông với diện tích 3.000 ha), diện tích rừng thông trồng của Công ty Lâm nghiệp Kon Plông nằm trong vùng quy hoạch này.

Mặt khác, diện tích rừng thông đã đến tuổi khai thác nhưng sinh trưởng phát triển kém, cụ thể: Tuổi cây từ 20-25 năm, đủ tuổi khai thác; Sản lượng bình quân 50m3/ha trong khi đó đối với rừng thông trồng nguyên liệu giấy ở tuổi 16 đã đạt sinh khối là 140 m3/ha; Cây sinh trưởng không đồng điều, tỉ lệ cây còn lại đạt thấp (150-300 cây/ha) trong khi đó mật độ trồng ban đầu là 1.600 cây/ha.

Như vậy, việc khai thác rừng thông trồng kém hiệu quả để trồng một số loại cây nông nghiệp có giá trị cao là phù hợp với định hướng phát triển của Trung ương; định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh cũng như quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 của huyện Kon Plông.

Đối với việc trồng một số giống cây mới (trong đó có cây Mắc ca) tại địa phương, doanh nghiệp cần đánh giá chặt chẽ trước khi triển khai, vì hiện nay trên diện tích chuyển đổi có nhiều kiểu địa hình khác nhau, đối với những diện tích có độ dốc cao, không thể trồng cây công nghiệp được có thể trồng xen kẽ rừng sản xuất hoặc cây gỗ lớn.

Theo đó, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đặt ra nhiều nội dung cho các cơ quan chức năng như diện tích rừng đã được chuyển đổi mục đích chưa?, có đánh giá tác động môi trường không?, cơ quan nào đánh giá xác định hiện trạng rừng?, nếu dự án không được triển khai thì sẽ ra sao?, mức độ ảnh hưởng đến du lịch sinh thái như thế nào?, đất giao cho doanh nghiệp liệu có trồng cây Mắc ca không hay chuyển sang cây trồng khác?, đã trồng thử nghiệm cây Mắc ca, năng suất chưa?, đầu ra sản phẩm ra sao?, …

Nhìn chung, đại diện cơ quan chức năng đã trả lời đúng trọng tâm các nội mà báo chí đề ra. Tuy nhiên, có một số câu liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT ghi nhận và tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan để trả lời bằng văn bản trong thời gian sớm nhất./.

Bùi Đức Trung


Tác giả: trung kt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 626
Hôm qua : 719
Năm 2024 : 121.832
Năm trước : 296.797
Tổng số : 709.139