A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ấm áp tình người

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum đang chăm sóc, nuôi dưỡng 163 người già neo đơn, khuyết tật và trẻ mồ côi. Đó là những mảnh đời bất hạnh đang được chăm sóc, nuôi dưỡng bằng những tấm lòng nhân ái, ấm áp tình người của cán bộ, nhân viên Trung tâm và sự quan tâm của xã hội.

Những đứa trẻ đang chơi trò chơi dân gian

2 rưỡi chiều ngày 14.9, tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum, có 04 đứa trẻ mồ côi đang nô đùa trước sân chơi trò “ô ăn quan”, “nhảy lò cò” - những trò chơi hồn nhiên của tuổi thơ mà giờ ít có dịp trông thấy đối với trẻ em ở thành phố.

Trò chuyện tại đây, ông Hắc Mang Đia 65 tuổi, người già neo đơn không nơi nương tựa cho hay: Cán bộ nhân viên ở đây rất tốt. Họ chăm sóc chúng tôi rất tận tình, chu đáo. Chế độ ăn uống đầy đủ, khi đau ốm đưa lên bệnh viện chữa trị, những người già cô đơn chúng tôi vô cùng biết ơn họ.

Chị Phạm Thị Thoa, nhân viên nấu ăn cho biết: Hiện nay, ngôi nhà chung đang nuôi 85 trẻ em mồ côi, 66 trẻ em khuyết tật và 12 người già neo đơn. Điều đặc biệt, gần 100% các em là người đồng bào dân tộc thiểu số.


Những đứa trẻ đang xem phim hoạt hình 

Các em không chỉ được nuôi dưỡng bằng những bữa cơm, tấm áo, mà còn được nuôi dưỡng cả về tri thức, kỹ năng sống. Tất cả đều được đi học theo đúng độ tuổi quy định. Đối với các em là học sinh tiểu học, Trung tâm thuê xe đưa đón đến trường. Còn các em cấp 2, cấp 3 thì trung tâm mua cho 2 em một chiếc xe đạp để tự đi học.

Hiện nay Trung tâm đang mở 7 lớp học chuyên biệt cho 66 trẻ khuyết tật. Chị Đặng Thị Bích Hường, cán bộ Trung tâm cho biết: Mỗi em học sinh ở đây là một phận đời đầy bất hạnh. Các em phải đối mặt với tật nguyền, với những mặc cảm về số phận. Thế nhưng, từ sự dạy bảo của các thầy cô, các em đều miệt mài học tập và khát khao về một tương lai tốt đẹp, luôn hy vọng cuộc sống sẽ mỉm cười.

Em Trần Trung Đức (khuyết tật khiếm thị) khoe: “Bây giờ con có thể lần mò viết được những câu do cô giáo giao cho, con đã biết chữ rồi đó cô chú ạ. Con sẽ cố gắng viết giỏi hơn nữa để sau này hướng dẫn cho các bạn khác cũng bị khiếm thị như con”.

Chị Phạm Thị Lan, Giám đốc Trung tâm tâm sự: Trung tâm rất quan tâm định hướng nghề nghiệp cho các em mồ côi và duy trì thực hiện tốt công tác phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật. Đối với trẻ mồ côi, khi đủ 18 tuổi, các em sẽ được đi học nghề và hỗ trợ việc làm phù hợp tại địa phương, em nào học giỏi đậu các trường cao đẳng, đại học thì Trung tâm tiếp tục hỗ trợ học phí hoàn toàn”.


Người già neo đơn không nơi nương tựa được Trung tâm nuôi dưỡng

Đến với Trung tâm là đến với cuộc sống bình yên dưới mái nhà chung, chứa chan tình cảm yêu thương, nơi các em mồ côi, khuyết tật được sống bình đẳng, lạc quan yêu đời. Trung tâm cũng là điểm tựa vững chắc cho những người thiệt thòi trong xã hội tự tin, vượt lên chính mình./.

Bùi Đức Trung


Tác giả: trung kt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 629
Hôm qua : 719
Năm 2024 : 121.835
Năm trước : 296.797
Tổng số : 709.142