A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”

Sáng 18/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án "An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020". Tại điểm cầu tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hòa chủ trì; tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Công an, …và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo tại Hội nghị, triển khai thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 5/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”; trong giai đoạn 2009-2019 sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,4 triệu tấn; bình quân lương thực đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉ số này và vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ ANLT cho các quốc gia khác ngày càng tăng.

Mục tiêu đến năm 2020 tại Kết luận 53-KL/TW và Nghị quyết số 63/NQ-CP, dự kiến có 14 chỉ tiêu đạt và vượt, đó là: 03 chỉ tiêu về lúa gạo; 02 chỉ tiêu về rau; 02 chỉ tiêu về cây ăn quả; 02 chỉ tiêu về chăn nuôi; 03 chỉ tiêu về thủy sản; 02 chỉ tiêu về đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực. Tuy nhiên, còn 06 chỉ tiêu chưa đạt hoặc khó đạt; đó là, 02 chỉ tiêu về sản xuất ngô; 01 chỉ tiêu về chăn nuôi; 03 chỉ tiêu về đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Tỉnh Kon Tum, đến năm 2019 tổng diện tích lúa trên địa bàn tỉnh đạt 23.686 ha (giảm 78 ha so với năm 2009), năng suất đạt 39,2 tạ/ha (tăng 6,6 tạ/ha so với năm 2009), sản lượng đạt 92.964 tấn (tăng 15.564 tấn so với năm 2009).

Cơ bản an ninh lương thực trong 10 năm qua tương đối ổn định, đáp ứng cơ bản về nhu cầu số lượng và chất lượng; khoa học, công nghệ được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, cơ giới hoá trong nông nghiệp phát triển nhanh ở một số khâu làm đất, vận chuyển, thu hoạch và chế biến ; vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp (cà phê, cao su, sắn, sâm Ngọc Linh, rau, hoa xứ lạnh) đang dần được hình thành; các ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực cũng đã có bước phát triển đúng định hướng đề ra.

Song song, là việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản,.. đã góp phần nhỏ trong việc thực hiện Đề án An ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất chưa cao; mức độ ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế nên năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm; việc ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất, công nghệ sinh học, quy trình canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít,

Qua đó, tỉnh Kon Tum đề ra mục về an ninh lương thực đến 2030, cụ thể:

1) Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh, chấm dứt hoàn toàn tình trạng các hộ nghèo và các hộ người dân tộc thiểu số bị đói vào thời điểm giáp hạt. Tăng diện tích lúa: 25.500 ha; ngô: 12.000 ha; mía: 4.000 ha; sắn: 35.700 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt: 172.150 tấn. Tăng số lượng đàn trâu: 35.000 con, đàn bò: 155.000 con, đàn lợn: 230.000 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản ao hồ nhỏ: 2.500 ha; diện tích nuôi hồ chứa mặt nước lớn: 5.000 ha, nuôi cá lồng: 1.000 ha; sản lượng thủy sản 9.500 tấn....

(2) Xây dựng 04 vùng và 01 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến năm 2030 đạt 25-30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, mỗi huyện có 01 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các cơ sở chế biến sâu, chế biến tinh các sản phẩm nông sản; các sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ thành lập mới 20 hợp tác xã.

(3) Sp xếp ổn định cuộc sống cho các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới và một số đối tượng khác trong vùng dự án nhm gn với quy hoạcphát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 60
Hôm qua : 1.178
Năm 2024 : 87.470
Năm trước : 296.797
Tổng số : 674.777