A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đồng chí PCT UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sáng ngày 10/6, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

 

Đ/c Nguyễn Hữu Tháp - PCT UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo

Theo báo cáo, Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã có 10/10 huyện, thành phố tổng hợp đăng ký được 142 sản phẩm của 113 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình trong năm 2020 như Huyện Đăk Glei: 05 sản phẩm , 05 chủ thể; huyện Đăk Hà: 30 sản phẩm, 30 chủ thể; huyện Đăk Tô: 15 sản phẩm, 12 chủ thể ; huyện Ngọc Hồi: 08 sản phẩm, 08 chủ thể; huyện Sa Thầy: 19 sản phẩm, 18 chủ thể; thành phố Kon Tum: 15 sản phẩm, 07 chủ thể; Kon Rẫy:  13 sản phẩm, 13 chủ thể; Kon Plong: 19 sản phẩm, 09 chủ thể; Ia HDrai: 02 sản phẩm, 02 chủ thể; Tu Mơ Rông: 16 sản phẩm, 09 chủ thể.

Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản phẩm OCOP cho 54 chủ thể phát triển sản phẩm là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP; đào tạo nâng cao năng lực và cấp chứng chỉ cho 75 công chức quản lý Chương trình OCOP cấp huyện, xã,…

Về Chương trình hành động triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu, đến nay đã tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương xây dựng Đề án thành lập Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum theo hình thức xã hội hóa, quy mô:146,3 ha và xây dựng Vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao Ia H’Drai, quy mô hơn 2000 ha; Hướng dẫn UBND huyện Đắk Hà xây dựng Đề án thành lập Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Đắk Hà và Khu kinh tế cửa khầu Bờ Y xây dựng Danh mục dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; tham mưu UBND tỉnh công nhận được 02 Vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kon Plong và huyện Đắk Hà,…

Về đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kết quả điều chỉnh diện tích 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho quy hoạch, phát triển cây dược liệu; thực hiện Phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp với kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đến nay UBND tỉnh đã giao rừng, cho thuê rừng để trồng Sâm Ngọc linh, dược liệu khác dưới tán rừng đối với 09 doanh nghiệp với tổng diện tích 7.481,3 ha,...

Về triển khai hỗ trợ giống, vật tư, tín dụng để thực hiện việc tái canh cà phê, đã tái canh được 1.408,9 ha (trong đó 1.274,5 ha cà phê vối; 134,4 ha cà phê chè); dự kiến trồng tái canh cà phê năm 2020 là 223,48 ha (trong đó 173,48 ha cà phê vối; 50 ha cà phê chè). Đồng thời đã bố trí vốn ưu tiên thực hiện các dự án, chương trình đầu tư về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê, tính đến nay UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho 02 dự án chế biến cà phê với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 91.500 triệu đồng.


Đ/c Nguyễn Tấn Liêm – Q. GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại cuộc họp

Cũng tại cuộc họp, đã chỉ ra nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện như phổ biến tuyên truyền Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố chưa phù hợp, nên sức lan tỏa trong cộng đồng về lợi ích của Chương trình OCOP đạt kết quả chưa cao; tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh còn thiếu và yếu (cả về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật) trong tổ chức công lập và ngoài công lập. Do đó, hoạt động chuyển giao ứng dụng trong sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; việc xây dựng và phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ còn gặp nhiều khó khăn; quy trình tái canh cà phê cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp tổng hợp, từ việc tạo cây giống sạch bệnh, xử lý đất, khử nấm bệnh,Do vậy, việc trồng tái canh cà phê chưa đảm bảo kỹ thuật, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cà phê trồng tái canh, nên diện tích chưa nhiều.

Phát biểu chỉ đạo đồng chí PCT UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian qua, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 chưa đạt được mục tiêu đề ra Chương trình hành động triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao; người trồng cà phê tiếp cận nguồn vốn vay để tái canh còn hạn chế, …

Qua đó, đồng chí cũng đề nghị trong thời gian tới ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập trung đẩy mạnh nhiệm vụ, giải pháp đó là: Khẩn trương triển khai xây dựng phần mềm Quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum nhằm tạo ra sự thống nhất trong công tác quản lý, quảng bá tuyên truyền của cơ quan quản lý về chương trình mỗi xã một sản phẩm; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp và chính cơ chế chính sách đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02 tháng 3 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì, tổ chức thực hiện các giải pháp kết nối và nâng cao công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư, phát triển dược liệu; tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, Công ty TNHH Neslte Việt Nam thực hiện Chương trình hỗ trợ giống cà phê phục vụ tái canh;  nghiên cứu đề xuất giải quyết những khó khăn đối với việc vay vốn phục vụ tái canh cà phê để người trồng cà phê tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi, kịp thời và có hiệu quả cao,...

Bùi Đức Trung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
DANH MỤC
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 189
Hôm qua : 501
Năm 2024 : 163.245
Năm trước : 296.797
Tổng số : 750.552